| Hotline: 0983.970.780

Trao đổi kinh nghiệm trồng dưa hấu

Thứ Sáu 27/02/2015 , 09:18 (GMT+7)

Cty Syngenta VN, Cty CP BVTV An Giang cùng các trạm BVTV vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trồng dưa hấu tại TX Thái Hòa (Nghệ An). 

Nông dân các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn và TX Thái Hòa đã hồ hởi tham gia.

Mục tiêu của hội thảo là nông dân tự tổng kết, đánh giá năng suất, chất lượng qua nhiều năm trồng dưa hấu đỏ.

Những kinh nghiệm từ thực tiễn trồng dưa sẽ được bà con trao đổi, sau đó họ còn đặt hàng loạt câu hỏi đề nghị hội đồng khoa học trả lời về tính chất đất, mùa vụ và cách thức, liều lượng khi dùng thuốc BVTV để bảo vệ cây.

Lão nông Nguyễn Hữu Dần ở xóm Hồng Yên, xã Nghĩa Hồng, Nghĩa Đàn chia sẻ: "Dưa hấu là loại cây trồng khó tính, không phải đất nào cũng trồng được và không phải nhà nào cũng trồng được. Theo kinh nghiệm của nhà tôi thì đất đồi thoai thoải dốc rất thích hợp, dưa hấu luôn cần độ ẩm, nhưng không chịu được tính ngập nước. Muốn có mùa dưa hấu bội thu thì ngoài yếu tố đất, độ ẩm, thời tiết ra thì người trồng dưa ngày đêm phải luôn theo dõi sự phát triển của chúng để có chế độ chăm sóc và phun thuốc BVTV thích hợp".

Ông Dần còn cho biết qua 7 năm trồng dưa, năm nào nhà ông cũng thu lãi được trên 100 triệu đồng/ha. Riêng năm ngoái ông trồng 2 ha giống dưa hấu Phù Đổng thu được 80 tấn quả, gia bán từ 4.800 - 5.800 đ/kg. Sau khi trừ hết mọi chi phí, số tiền lãi đã thu được 160 triệu đ/ha.

Ông Nguyễn Thanh Hải, đại diện cho nông dân trồng dưa ở huyện Tân Kỳ cho biết: “Diện tích và số hộ trồng dưa hấu ở huyện Tân Kỳ chưa nhiều, sản lượng hàng năm chưa vượt ra khỏi nội vùng. Tuy nhiên nhà nào trồng dưa hấu cũng thắng to, năm ngoái nhà tôi trồng 1 ha giống dưa Phù Đổng, thu hoạch được 35 tấn quả, giá bán tại vườn 6.000 đ/kg, sau khi trừ hết mọi chi phí, số lãi đã thu về được 160 triệu đồng”.

Chị Võ Thị Đông ở xóm Phú Thuận, xã Tây Hiếu, TX Thái Hòa hớn hở: “Giống dưa hấu Phù Đổng mậm khỏe, quả đều, vân quả đẹp, vỏ mỏng, thịt đỏ mọng nước ngọt và thơm, nên thị trường rất ưa chuộng.

Năm ngoái nhà tôi trồng 1 ha trước tết Nguyên đán, thu hoạch được 23 tấn, giá bán 6.500 đ/kg, như vậy tiền lãi thu về chỉ được hơn 100 triệu. Thế nhưng trà sau nhà tôi trồng 1 ha vào ngày 20 tháng Giêng thì thu hoạch được 30 tấn quả, và giá bán lại được 8.000 đ/kg nên tiền lãi thu về hơn 160 triệu đ”.

Những nông dân SX giỏi như Phạm Minh Sơn ở xã Nghĩa Sơn, Nguyễn Văn Kiều ở xã Nghĩa Thọ (huyện Nghĩa Đàn); Đặng Văn Nam ở xã Hạ Sưu (huyện Tân Kỳ)… đều cho rằng trồng dưa hấu, nếu biết đầu tư chăm bón đúng kỹ thuật như đã khuyến cáo, thì lợi nhuận thu về ít nhất cũng được 100 triệu đ/ha.

Phần trao đổi kinh nghiệm bảo vệ cây trồng, đa số nông dân đều đặt câu hỏi: Dưa hấu khi mới trồng được 20 ngày thì cây bị bệnh chổi rồng, hoặc khi cây mới được 12 lá thật và tới kỳ quả non mới đạt 1 kg thì dưa thường bị bệnh nứt thân, xì mủ đỏ.

Có nơi khi dây dưa ra tới 1m, kể cả khi dưa đã ra quả thì xuất hiện hiện tượng bạc lá rồi chết rất nhanh. Và có những vùng dưa sinh ra chứng ngủ ngày. Nghĩa là bắt đầu vào lúc 8 - 9h sáng thì thân dưa bị héo lại, gục xuống, nhưng tới khi mặt trời lặn là dưa lại tươi xanh, ngóc đầu vươn lên…

Ông Nguyễn Viết Trung, Trạm trưởng Trạm BVTV Nghĩa Đàn khuyến cáo: "Đơn vị chúng tôi ngoài việc cung ứng hạt giống, thuốc BVTV ra còn có trách nhiệm tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trong vùng trồng dưa.
Vì vậy khi bà con phát hiện cây dưa có triệu chứng và dấu hiệu lạ thì phải bình tĩnh, không nóng vội sử dụng thuốc hoặc bón phân, mà cần nhổ ngay cây dưa bị nhiễm bệnh đưa đến trạm, hoặc điện báo cho chúng tôi đến ruộng dưa tìm hiểu nguyên nhân để cung cấp thuốc phòng trị theo phác đồ 4 đúng".

Ông Nguyễn Viết Trung, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Nghĩa Đàn diễn giải: "Nghĩa Đàn là vùng đất trồng dưa hấu lớn nhất miền Tây Bắc xứ Nghệ. Từ năm 2000 nông dân xã Nghĩa Sơn đã bắt đầu trồng dưa hấu, sau đó rồi phong trào lan ra tới nhiều xã. Trong nhiều năm nay, năm nào nông dân Nghĩa Đàn cũng trồng được từ 500 ha trở lên. Như vậy nông dân trồng dưa ở Nghĩa Đàn đã có nhiều kinh nghiệm phòng trị bệnh cho cây.

Trước hết để xử lý các mầm bệnh, người trồng dưa cần chọn chân đất không trồng dưa liên tục trong nhiều vụ. Vì chân đất đã trồng dưa hấu từ vụ 3 trở lên thường tích tụ nhiều mầm bệnh và nấm độc. Đất trồng dưa không được ngập úng mà cần có độ dốc thoát nước nhanh. Trước lúc gieo cây, đất phải được cày, phơi ải từ 10 - 15 ngày và bón lót đúng tiêu chuẩn. 

Quá trình chăm sóc dưa, bà con nông dân cần theo dõi sự phát triển của chúng để kịp thời phát hiện các triệu chứng bệnh hại, để sử dụng thuốc BVTV theo tiêu chuẩn 4 đúng: Đúng liều lượng, nồng độ; đúng lúc; đúng cách và đúng đối tượng".

Các thành viên trong hội đồng còn phân tích: Dưa hấu thường gặp phải bệnh sương mai, bệnh này xuất hiện rất nhiều trong suốt cả quá trình sinh trưởng của cây, làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của quả. Triệu chứng lúc đầu xuất hiện trên lá có màu xanh nhạt, sau chuyển thành màu vàng, rồi màu nâu nhạt có hình góc, cạnh. Trong điều kiện ẩm ướt thì phía dưới lá xuất hiện sợi nấm nhìn rất rõ. Cách phòng trị: Phun luân phiên các loại thuốc như Ridomil Gold, Amistar 250SC và Revus opti 440 SC.

Bệnh nứt thân xì mủ thường xuất hiện trên lá, trên thân sau gia đoạn lấy quả. Bệnh này cần phải xử lý ngay khi mới phát hiện bằng cách sử dụng luân phiên thuốc Revus opti 440SC và Score 250EC.

Bệnh thán thư thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc thời điểm có độ ẩm cao, nó xuất hiện trên lá rồi lây lan rất nhanh làm thối cả quả. Cách phòng trị: Sử dụng luân phiên Amista 250SC và Revus opti 440SC.

Đối với bệnh ngủ ngày của dưa thì chúng thường xuất hiện sau các trận mưa hoặc chân ruộng thấp trũng, cây bị sốc nước, lúc này tuyệt đối không được bón phân mà việc đầu tiên là cần làm cho ruộng dưa được thoát nước nhanh.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm