| Hotline: 0983.970.780

Trồng điều làm đường giao thông

Thứ Tư 07/05/2014 , 06:55 (GMT+7)

Nhờ trồng điều, ông Đoàn đã tự bỏ ra 240 triệu làm đường giao thông nông thôn và 10 triệu đồng kéo đường điện vào tận nhà để phục vụ cho sinh hoạt và SX.

Ông Nguyễn Phi Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng dẫn chúng tôi đi dọc theo con đường nhựa liên thôn uốn lượn qua một cánh đồng trồng ngô, một cánh đồng trồng lúa đang ngả màu vàng óng chuẩn bị ngày thu hoạch.

Đột ngột ông rẽ vào một con đường đất mới đắp, trước mắt chúng tôi là cả một quả đồi trồng điều rộng trên 7 ha, vừa thu hoạch xong nhưng vẫn còn xanh um của ông Đỗ Xuân Đoàn (thôn 10, xã Đạ Kho).

Ông Hùng khoe với tôi: “Nhờ trồng điều, ông Đoàn đã tự bỏ ra 240 triệu làm đường giao thông nông thôn và 10 triệu đồng kéo đường điện vào tận nhà để phục vụ cho sinh hoạt và SX nông nghiệp đấy!”.

Đi thẳng vào bên trong, chúng tôi gặp ông Đoàn đang chăm sóc, tỉa cành cho vườn điều. Ông cho biết quê ở huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Năm 1980 gia đình ông đi theo đoàn xây dựng kinh tế mới tại xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh. Hồi đó khu vực này rừng núi hoang vu, một thời mệnh danh là chốn “rừng thiêng nước độc”, bệnh sốt rét hoành hành, nhiều người phải bỏ về quê hoặc chuyển đi nơi khác.

Lúc đó, bà con vào làm kinh tế mới đều phải đi khai phá đất hoang, ai khai phá được bao nhiêu thì cứ trồng trọt, chăn nuôi, không phải mua bán gì. “Gia đình tôi cố bám trụ tới giờ, mỗi năm lại trồng thêm được một số diện tích và giờ đã được 7 ha rồi!”, ông Đoàn nói.

Do địa hình đặc trưng của xã Đạ Kho nói riêng, huyện Đạ Tẻh nói chung có nhiều đồi núi, đất dốc, mỗi mùa mưa đất bị rửa trôi, bạc màu chẳng trồng cây gì nổi. Qua thời gian, nhiều người thấy cây điều mới “có duyên” với đất này vì khả năng chống chịu hạn tốt.

Nhằm tăng thu nhập cho người nông dân, Bộ NN-PTNT và Vinacas đang tập trung nhiều giải pháp đẩy mạnh thâm canh đồng bộ trên toàn diện tích điều tại nhiều tỉnh thành. Mục tiêu đến năm 2020 có 90% vườn điều được áp dụng các biện pháp thâm canh, thực hiện tạo tán, tỉa cành, ghép cành, bón phân, phòng trừ sâu bệnh theo
quy trình kỹ thuật.

Đồng thời, 70% diện tích điều được áp dụng kỹ thuật tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả nhất là vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Nếu so sánh cây điều ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước thì năng suất cây điều ở Đạ Tẻh không bằng. Nhưng có thể nói, cây điều là cây xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở địa phương.

Hồi đầu vào xây dựng kinh tế mới, gia đình ông Đoàn cũng trồng lúa, trồng ngô nhưng năng suất không cao, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Năm 1996, ông chuyển sang trồng thử 1 ha điều (giống điều trồng bằng hạt), hồi mới trồng cũng bỡ ngỡ, thấy người ta trồng ông bắt chước làm theo.

Trồng 3 năm, 1 ha điều của ông mới có trái bói, rồi sau đó năm có trái, năm không. Tuy nhiên, do là nhân viên khuyến nông, được học nhiều lớp tập huấn, tham quan nhiều mô hình trồng điều hiệu quả, đến năm 2005 ông mạnh dạn chuyển đổi 1,2 ha sang trồng điều cao sản.

Nếu so sánh cây giống điều hạt và giống cao sản (điều ghép), thì trồng điều cao sản lợi hơn nhiều. Trồng giống điều hạt thì từ khi trồng tới khi ra bói là 3 năm, trồng điều ghép chỉ 18 tháng, hạt điều ghép to hơn, bóng hơn, năng suất đạt 3 tấn/năm, năng suất ổn định, không bị mất mùa, giá bán cũng cao hơn.

Sau những năm đi xây dựng quê hương mới, tới nay gia đình ông Đoàn đã sở hữu trong tay 7 ha đất trồng điều (vừa điều hạt và điều cao sản), 1 năm cho thu nhập trên dưới 300 triệu đồng. Ông Đoàn khoe, mừng nhất là con cái đã trưởng thành, người đi xây dựng gia đình, người thì đi làm nhà nước, ai cũng có công ăn việc làm ổn định.

“Vừa qua, tôi đã bỏ ra 240 triều đồng để làm đường xóm, 10 triệu đồng kéo đường điện để phục vụ gia đình và SX nông nghiệp. Dự kiến trong thời gian tới, nếu điều cứ giữ giá hoặc cao hơn như hiện nay thì tôi sẽ bỏ thêm tiền làm đường bê tông, các anh vô chơi sẽ không phải vất vả nữa đâu!”.

Chia tay ông Đoàn, chúng tôi cầu chúc cho ông sớm đạt được mơ ước để những con đường quê xã Đạ Kho ngày một khang trang hơn.

Ông Nguyễn Phi Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Kho cho biết: "Hiện toàn xã có 580 ha đất trồng điều, tuổi thọ trên dưới 20 năm. Trước đây, hầu hết bà con trồng tự phát, những năm gần đây Hội Nông dân xã phối hợp với Trạm Khuyến nông thường xuyên mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, bón phân, thu hái. Đặc biệt là chuyển đổi giống cây trồng, từ giống điều hạt truyền thống của địa phương chuyển dần sang trồng giống điều cao sản".

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm