| Hotline: 0983.970.780

Trồng nấm mèo trong nhà

Thứ Ba 08/07/2014 , 10:10 (GMT+7)

Vật liệu làm nhà trồng nấm bằng tre, lá, lưới và tốt nhất nên đầu tư nhà lưới, nilon sẽ hạn chế nấm tạp gây thiệt hại ở các vụ sau.

Nấm mèo tên khoa học Auricularia polytricha Sacc, họ Auriculariaceae còn gọi là nấm mộc nhĩ đen. Đây là loại nấm ăn được có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm giảm sự lão hóa.

Nấm mèo là loại nấm mọc trên thân, cành gỗ mục. Tai nấm giống như tai người, mặt trên nhẵn màu nâu sẫm, mặt dưới có màu nâu nhạt, có lông mịn.

Nấm mèo dùng làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao, khoảng 8 -10 kg nấm tươi thu được 1 kg nấm khô. Về đặc điểm sinh học, nấm mèo thích hợp nhiệt độ không khí từ 25 - 32 độ C. Nhiệt độ trên 35 độ C hoặc dưới 15 độ C nấm mèo phát triển kém và cho năng suất thấp.

Ẩm độ: Cơ chất (trong bịch phôi) 60 - 65%; ẩm độ không khí trong nhà trồng nấm 90 - 95%. Độ pH có thể phát triển ở pH từ 4 - 12. Môi trường nuôi trồng thích hợp cho nấm mèo ở giai đoạn ươm tơ môi trường axit yếu phát triển từ 6,0 - 6,5; khi ra quả thể pH từ 6,5 - 7,5.

Ánh sáng: Giai đoạn ủ sợi cần ánh sáng khuếch tán, giai đoạn ra quả thể cần nhiều ánh sáng hơn để kích thích tai nấm phát triển.

Ở vùng ĐBSCL khí hậu nhiệt đới, phân chia hai mùa nắng mưa rõ rệt, nhiệt độ giữa ngày và đêm không thay đổi nhiều. Do đó việc nuôi trồng nấm có thể chủ động trồng quanh năm. Để đạt kết quả tốt trong việc trồng nấm mèo cần chú ý:

Giống: Tốt đảm bảo chất lượng và phát triển tơ đồng đều ở trong bịch phôi và ở tất cả các bịch phôi trong một lứa trồng.

Thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình kỹ thuật nuôi trồng; đảm bảo vệ sinh môi trường, điều kiện thiết yếu cho nấm phát triển tốt.

Kỹ thuật chăm sóc: Thực hiện đúng quy trình theo mô hình công nghệ hiện đại, đảm bảo cho ra nấm sạch, năng suất cao, không nhiễm bệnh và giàu dinh dưỡng.

Phôi giống: Nguyên liệu sau khi qua xử lý, ủ chín, phối trộn chất dinh dưỡng, vô bịch, hấp tiệt trùng, cấy meo giống ( phôi nấm). Sau 20 - 25 ngày tơ nấm mọc đầy bịch phôi, lúc này bịch phôi được đem ra nhà nấm chăm sóc thu hái nấm khi tai nấm nở hoàn toàn (mặt trên tai nấm khô bóng).

Thực hiện nhà trồng: Vật liệu làm nhà trồng nấm bằng tre, lá, lưới và tốt nhất nên đầu tư nhà lưới, nilon sẽ hạn chế nấm tạp gây thiệt hại ở các vụ sau. Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng khí, thoát nước và giữ được độ ẩm. Sàn nhà đổ cát, hoặc sàn xi măng dễ giữ ẩm độ, và hạn chế côn trùng gây hại giúp cho nấm phát triển tốt.

Cách xếp các bịch phôi: Bịch phôi nấm có thể xếp đặt trên các kệ hoặc treo, tốt nhất bố trí mỗi dây 6 bịch phôi, cách nhau 20 - 30 cm, mỗi m2 treo trung bình 80 - 100 bịch phôi. Dàn treo thành từng xâu 6 bịch, chiều cao không nên quá 1,6m , để dễ quan sát và chăm sóc; chiều dài tùy theo nhà trồng. Mỗi khối chừa các lối đi để tiện chăm sóc và thu hái.

Trước khi đưa nấm vào nhà nuôi trồng ta cần khử trùng nhà nấm bằng vôi bột cứ 100 gr vôi bột/1 m2 rải đều xung quanh nền nhà nấm. Sau khi chuẩn bị xong nhà trồng nấm ta tiến hành đưa bịch phôi nấm vào chăm sóc.

Mô hình nhà trồng nấm: Cột bê tông, giàn treo bằng thép ống, sàn xi măng. Nhà trồng nấm (6 x 6 m) 36 m2 có hệ thống tưới và làm mát có thể thực hiện theo điều kiện hiện có, sau cho thuận lợi tiết kiệm chi phí. Chi phí cho hệ thống tưới khoảng 500.000 đ/nhà.

Tổng chi phí thực hiện nhà trồng nấm 36 m2 diện tích sử dụng 30 m2 (treo được 3.000 bịch phôi); chi phí đầu từ 12 - 15 triệu đồng.

Lưu ý: Dù làm nhiều hay ít chúng ta đều phải mua một Moteur bơm nước để chủ động tưới.

(Theo TTKN Cần Thơ)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm