| Hotline: 0983.970.780

Trồng thử nghiệm cây jatropha ở Bình Định

Thứ Năm 22/12/2011 , 09:58 (GMT+7)

Hạt cây này được chiết xuất làm dầu diezel sinh học (bio diezel), bổ sung vào dầu diezel để chạy máy nổ...

Cây Jatropha cho quả sau 3 tháng trồng
Công ty TNHH Idemitsu Kosan Co., Ltd (Nhật Bản) và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) liên kết nghiên cứu trồng thử nghiệm trên 2ha cây jatropha (còn có tên cây cọc rào) tại xã Nhơn Tân (An Nhơn - Bình Định). Sau hơn 3 tháng, hiện cây đã bắt đầu cho trái chín. Hạt cây này được chiết xuất làm dầu diezel sinh học (bio diezel), bổ sung vào dầu diezel để chạy máy nổ.

Khu vực trồng thử nghiệm được thuê lại của một trang trại tại khu chăn nuôi Nhơn Tân. Trước đây vùng đất này được trồng cây điều, sau đó trồng cỏ cho bò sữa, thuộc loại đất pha cát không được phì nhiêu lắm. Trên diện tích 2,05ha được phân chia thành 7 khu trồng (block) có cả khu trồng dự bị, mỗi khu khoảng từ 1.200 đến 6.800m2 - trong đó có một khu dự phòng, và trồng tổng cộng khoảng 4.500 cây jatropha.

Mỗi khu có thời điểm trồng khác nhau. Có khu cây bắt đầu cho thu hoạch, tức là sau khi trồng khoảng 3 tháng; có khu cây vừa bấm đọt tạo tán, có khu cây mới trồng. Thực tế cho thấy cây jatropha trồng ở đây khá tốt, một màu xanh ngắt, thành hàng thẳng tắp. Mỗi cây đều có đánh số để theo dõi sự phát triển, thích nghi với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương như thế nào. Đây là cơ sở để đánh giá, chọn giống trồng trên đất Bình Định sau này.

Có hàng chục giống jatropha lấy từ Philippine và một số ít giống lấy từ xã Cát Sơn (Phù Cát, Bình Định), để so sánh. Có vườn ươm tại chỗ, cả ươm cây từ hạt và từ giâm cành. Cây được trồng dưới 2 hình thức bằng hạt và bằng cành, theo mật độ 4m2/cây. Có khu trồng toàn bằng cây cắt cành, có khu là cây từ hạt. Bón phân, làm cỏ, trừ sâu… theo quy trình kỹ thuật của Công ty.

Ươm cây từ tháng 6/2011, sau đó một tháng bắt đầu trồng. Khi cây cao 20cm thì cắt ngọn, để cây ra nhiều nhánh. Đến tháng 9 thì ra hoa, để đầu tháng 11 cây bắt đầu cho trái chín. Thời gian này cây chỉ cao đến thắt lưng, nhiều cành tỏa ra trên mặt đất. Trên mỗi cành, gần ngọn những chùm trái tròn vo, treo lủng lẳng, như những trái sung, trái bòn on trông rất đẹp.

Đến khi chín, vỏ trái ngả sang màu vàng rồi qua màu đen. Đây là lúc cho thu hoạch. Bóc từng trái ra, bên trong có nhiều hạt đen tuyền như hạt mãng cầu, hình bầu dục. Hạt này người ta đem phơi khô, xay ra, qua nhiều công đoạn chiết tách, chưng cất để cho ra loại dầu Bio - diezel, một loại dầu sinh học có giá trị.

Mỗi cây đều có đánh số, để kiểm tra sản lượng từng cây, từng giống để có cơ sở so sánh chọn lựa giống tốt. Một số chuyên gia Công ty cho rằng, khả năng năng suất vùng trồng khảo nghiệm ở Nhơn Tân đạt khoảng 6 tấn hạt/ha.

Sau tham quan thực tế, cán bộ kỹ thuật Công ty Idemitsu Kosan dùng thiết bị ép hạt jatropha bằng tay, nghiền, ép ra dầu thô. Dầu này có màu vàng ươm, phải sau nhiều công đoạn xử lý, chưng cất, chiết tách… mới thành dầu diezel sinh học. Công ty cũng pha trộn loại dầu này với dầu diezel khai thác từ mỏ, theo tỷ lệ 5/100 để chạy máy nổ tại chỗ cho người dự hội thảo “mục sở thị”.

+ Hiện nay trên thế giới trồng hàng trăm ngàn ha cây jatropha, tập trung ở khu vực châu Á, châu Phi. Có gần 300 giống cây jatropha được thu thập từ 24 quốc gia trồng tại Philippine. Đã có nhà máy chế biến dầu diezel sinh học cung cấp ra thị trường.

+ Ở Việt Nam, một số trường: ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Thành Tây, Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Nghiên cứu cây có dầu… có nghiên cứu về cây jatropha. Một số tỉnh đã trồng cây jatropha: Kon Tum, Gia Lai, Quảng Trị… Năm 2008 Bộ NN- PTNT có dự án phấn đấu trồng 30 ngàn ha cây này đến năm 2015; đến năm 2025 là 500 ngàn ha.

Sau tham quan thực tế, bà Nguyễn Thị Bình - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đơn vị có công ty con là Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đối tác liên kết với Công ty Idemitsu cho biết: Năng lượng sinh học (NLSH) đã dùng cho máy bay, máy nổ, rất có giá trị, tuy chưa phổ biến. PVOIL sẽ phát triển NLSH. Đây là loại nhiên liệu cho tương lai. Tuy vậy trước mắt đưa vào thực tế còn khó khăn, nhưng chúng tôi tin tưởng ở Công ty Idemitsu, và sự hợp tác sẽ đem lại thành quả nhất định.

Ông Yoshihisa Matsumoto - giám đốc điều hành Công ty Idemitsu cho biết: Công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Tìm kiếm nhiên liệu tái tạo, nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu hoá thạch. Công ty đang nghiên cứu trồng cây lấy dầu tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, Công ty đón nhận jatropha ra trái ở Bình Định.

Dự án trồng khảo nghiệm cây jatropha ở Nhơn Tân trong 2 năm, kéo dài đến cuối năm 2012. Đây mới là bước đầu trồng thử nghiệm để xem xét giống jatropha nào phát triển tốt, sau đó tính toán hiệu quả kinh tế trên một số loại đất trồng, so sánh với cây trồng trên đất đó để thấy hiệu quả của loại cây mới này. Từ đó làm cơ sở đề xuất với tỉnh Bình Định cho hình thành vùng nguyên liệu, lập nhà máy chế biến dầu diezel sinh học.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm