| Hotline: 0983.970.780

Trúng vụ, vẫn lo

Thứ Ba 16/12/2014 , 08:20 (GMT+7)

Dẫu thắng vụ tôm, người nuôi vẫn như ngồi trên đống lửa vì tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng nghiêm trọng. 

Năm 2014, hai vụ tôm ở Nam Định vẫn thắng, song do môi trường chưa đảm bảo nên một số đầm ao đã nhiễm dịch bệnh cộng nguồn giống tôm thẻ chân trắng (TTCT) chưa đảm bảo nên người nuôi vẫn lo ngay ngáy.

4.060 tấn tôm nước lợ

Ông Mai Đăng Nhân, Phó phòng Thủy sản (Sở NN-PTNT Nam Định) cho biết, năm 2014, diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh đạt 15.859 ha, tăng 1,99% so với năm 2013. Sản lượng thủy sản (nuôi nước ngọt và mặn lợ) đạt 63.530 tấn, tăng 6,98% so với năm 2013, vượt kế hoạch đề ra. 

NTTS ven biển chuyển hướng phát triển mạnh về chất lượng. Diện tích nuôi thuỷ sản nước mặn - lợ 6.451 ha, tăng 4,74% so với năm 2013. Sản lượng nuôi mặn lợ đạt 32.520 tấn, tăng 6,99% so với năm 2013.

Riêng về con tôm, tổng diện tích nuôi năm 2014 là 3.808 ha, bằng 101,03% so với năm 2013. Tổng sản lượng tôm nước lợ đạt 4.060 tấn, bằng 102,01% so với năm 2013. Nhiều cơ sở nuôi đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao như xã Giao Phong, Giao Thiện, Bạch Long của huyện Giao Thủy.

Hiện nay, Nam Định có hơn 2.000 hộ dân tham gia nuôi tôm sú với 3.185 ha, tăng tới 44,3 ha so với năm 2013. Trong đó, diện tích nuôi bán thâm canh là 150 ha. Diện tích còn lại chủ yếu được người dân nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, nuôi xen canh với các đối tượng khác.

Theo ông Nhân, diện tích nuôi tôm sú tăng là do nông, ngư dân kết hợp nuôi TTCT, cá song, vược, bống bớp... Đây đều là những đối tượng cho hiệu quả kinh tế cao. Sản lượng tôm sú đạt 910 tấn, giảm 190 tấn so với năm 2013.

Năng suất bình quân đối với nuôi bán thâm canh là 1,7 tấn/ha; nuôi quảng canh cải tiến là 0,2 tấn/ha. Tôm sú thương phẩm bình quân đạt trọng lượng 35 - 40 con/kg. Sản lượng tôm sú sụt giảm so với năm 2013 là do người dân thả giống thưa và nuôi hỗn hợp các loài khác.

Cùng với tôm sú, tại Nam Định, TTCT đã được người dân nuôi thả trên diện rộng chủ yếu ở hai huyện là Giao Thủy và Hải Hậu từ năm 2011 - 2012. Năm 2014, diện tích TTCT của tỉnh này đạt là 621 ha, tăng 134,7 ha so với năm 2013.

Trong đó nuôi TTCT theo hình thức thâm canh là 580 ha, bán thâm canh là 41 ha. Sản lượng TTCT đạt 3.150 tấn, tăng 270 tấn so với năm 2013. Năng suất bình quân của nuôi thâm canh là 5,5 tấn/ha, nuôi bán thâm canh là 1,4 tấn/ha.

Chưa đảm bảo

Dẫu thắng vụ tôm, người nuôi vẫn như ngồi trên đống lửa vì tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng nghiêm trọng. Điển hình như vụ tôm đầu năm nay, gần 60 ha tôm dưới 30 ngày tuổi bỗng dưng đổ bệnh rồi chết.

Sở NN-PTNT Nam Định đã về lấy mẫu nước để xét nghiệm. Kết quả, nồng độ NH3 trong nước vượt quá quy định tiêu chuẩn cho việc nuôi tôm.

Ông Nhân cho rằng, việc bà con nuôi tôm lâu năm, ô nhiễm môi trường sẽ không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất là do hệ thống thủy lợi chưa được hoàn thiện. Hiện hệ thống kênh mương phục vụ nuôi tôm vẫn chung với làm muối. Việc xử lí lượng chất thải từ các đầm tôm ra môi trường vẫn chưa triệt để.

14-54-02_2
Tôm thẻ chân trắng 2 tháng tuổi

Ông Đặng Văn Tuấn, xã viên HTX Thủy sản Thống Nhất, xã Hải Đông (huyện Hải Hậu) cho biết, diện tích nuôi TTCT nhà ông là trên 2.000 m2 mặt nước. Hai vụ, ông Tuấn thu được khoảng 3,7 tấn TTCT thương phẩm. Lợi nhuận trên 200 triệu đ/năm. Nhưng ông Tuấn vẫn đang lo vì tình trạng ô nhiễm nguồn nước cung cấp cho các đầm tôm.

"Nước thải và nước lấy vào đầm tôm tuy có hệ thống kênh riêng nhưng vẫn hòa vào nhau tại một điểm là cửa cống ven đê. Nước thải ra biển chưa triệt để, cửa cống lại được mở để dẫn nước vào đầm tôm. Dịch bệnh tôm bùng phát là khó tránh khỏi.

Nguồn nước tại các kênh tiêu thì ngày một ô nhiễm. Các hộ dân vẫn “hò” nhau nạo vét, xử lý nhưng xem chừng không ăn thua", ông Tuấn nói.

Không chỉ nguồn nước, người nuôi tôm ở đây cho rằng, nguồn tôm giống đang “có vấn đề”. Ông Vũ Văn Phi, HTX Thống Nhất có hai đầm tôm với diện tích mặt nước khoảng 2.100 m2. Năm nay, ông thả 12 triệu tiền giống TTCT với mật độ 120 con/m2.

“Người dân chúng tôi mong muốn các cấp sớm có biện pháp hỗ trợ xây dựng hệ thống thủy lợi riêng biệt cho nuôi tôm. Kể cả, chúng tôi đóng góp 50/50 để xây dựng cũng được. Như thế chúng tôi mới yên tâm nuôi trồng thủy sản”, xã viên Vũ Văn Phi quả quyết.

Vụ đầu năm thời tiết ấm, con tôm phát triển tốt. Vụ thứ hai do mưa bão nên sản lượng tôm bị ảnh hưởng. Sản lượng chung cả năm ông Phi thu khoảng 2,6 tấn tôm. Trừ mọi chi phí, tiền lãi thu về được trên 260 triệu đồng.

Ông Phi cho biết, trong vụ này có 4 chủ ao phải trả lại đại lý giống tôm vì chất lượng không đảm bảo. “Chúng tôi toàn mua qua đại lý. Tôm giống gì khi thả ra chậu cứ "vón cục", khuấy tay cũng không ra. Con giống yếu vậy mà cố thả thì chỉ khoảng 1 tuần là chết sạch”, ông Phi nói.

Cũng tại vụ thứ hai, một số diện tích TTCT nuôi khoảng già 2 tháng thì mắc bệnh đốm trắng, đau bụng rồi chết. Người nuôi "của đau con xót", nghi ngờ giống không đảm bảo nhưng chẳng biết kêu ai.

Như hộ ông Nguyễn Văn Dũng thả 20 vạn con giống từ ngày 25/9. Đến nay, 1 đầm thả 10 vạn con giống đã mất trắng. Tôm bỏ ăn rồi chết trước sự bất lực của ông Dũng.

Ông Đoàn Văn Vụ, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Đông cho biết, hệ thống thủy lợi cho nuôi tôm của địa phương đang gặp nhiều khó khăn. Nguồn nước thì ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Nguy cơ xảy ra dịch bệnh là rất cao. Xã kiến nghị cấp trên hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng hệ thống thủy lợi riêng biệt cho nuôi trồng thủy sản.

Ông Vụ cũng thừa nhận, năm 2014, tôm giống các đại lý bán cho người dân nhiều khi lẫn cả tôm cỏ, chất lượng kém. Tuy nhiên, vì người dân đã đặt cọc tiền từ trước. Kể cả không lấy, người nuôi vẫn mất tiền với đại lý.

Về giống TTCT, ông Mai Đăng Nhân cho biết, Nam Định hiện chưa thể SX được mà phải nhập về từ các tỉnh miền Nam. Người dân tự mua qua đại lý nên rất khó kiểm soát được chất lượng giống. Nếu có kiểm soát, cũng chỉ là về mặt giấy tờ thủ tục, pháp lý của các chuyến hàng. Và đương nhiên, những chuyến hàng từ miền Nam chuyển ra luôn “đảm bảo”.

Còn chất lượng con giống ra sao, chỉ người nuôi tôm mới rõ câu trả lời.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm