| Hotline: 0983.970.780

Từ lý thuyết đến thực tiễn

Thứ Hai 02/12/2013 , 10:29 (GMT+7)

Thực chất của quy trình này là sự cải tiến của những TBKT mà BộNN-PTNT đã công nhận trước đó như 3 giảm 3 tăng; 1 phải 5 giảm. Nhưng sao lại hấp dẫn tự tin đến vậy?

Ngày23/9/2013, CụcTrồng trọt ban hành Quyết định số 434/QĐ-TT-CLT công nhận "Quy trình kỹ thuật thâm canh lúa Hợp Trí" tiến b kthuật (TBKT) trở thành quy trình đầu tiên của doanh nghiệp được công nhận. Thực chất của quy trình này sự cải tiến của những TBKT BộNN-PTNT đã công nhận trước đó như 3 giảm 3 tăng; 1 phải 5 giảm. Nhưng sao lại hấp dẫn tự tin đến vậy? 

HẠN CHẾ CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 3 GIẢM 3 TĂNG

Mãi đến 2005, Bộ NN-PTNT mới công nhận 3 giảm 3 tăng là TBKT. Tuy nhiên trên thực tế, 3 giảm 3 tăng đã được triển khai trên diện rộng từ vụ ĐX 2002-2003. Thông qua các hoạt động chuyển giao, nhất là hệ thống khuyến nông nhà nước, chương trình trên đã góp phần thúc đẩy năng suất, sản lượng lúa của cả nước tăng rất ấn tượng.

Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, việc tăng năng suất bình quân 1 triệu tấn lúa/năm ở ĐBSCL có sự đóng góp rất lớn của TBKT này. Tuy có giá trị cao trong thực tiễn, nhưng 3 giảm 3 tăng cũng bộc lộ một số hạn chế, nhất là với những nông dân có kiến thức thấp. Giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc BVTV mới chỉ là phương châm còn trên thực tế thì giảm bao nhiêu, trong điều kiện nào… thì đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức nông học vào loại khá.

Để chuyển giao được TBKT này, ngân sách Nhà nước phải chi rất nhiều cho hệ thống khuyến nông và BVTV để làm công tác tập huấn nhưng vẫn không xuể.

Để bổ khuyết, các DNSX, cung ứng phân bón và thuốc BVTV đã phải tuyển mộ rất nhiều cán bộ kỹ thuật “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nông dân. Tiền lương của đội ngũ kỹ thuật này được tính theo tỷ lệ với doanh số bán hàng trên địa bàn mà nhân viên kỹ thuật đấy phụ trách. Bởi vậy, sự thành công của 3 giảm 3 tăng còn hạn chế.

QUY TRÌNH HỢP TRÍ

Trên nền 3 giảm 3 tăng, Cty Hợp Trí đã cải tiến đưa ra “Quy trình kỹ thuật thâm canh lúa Hợp Trí”. Là doanh nghiệp nên mục tiêu hoạt động của công ty vẫn là lợi nhuận, nhưng Hợp Trí biết đặt lợi nhuận của mình gắn liền với hiệu quả và lợi nhuận của bà con nông dân.

Đồng thời coi việc bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ chung của cộng đồng, nên họ đã nghiên cứu bổ khuyết cho 3 giảm 3 tăng bằng cách riêng, cụ thể hóa việc giảm giống, giảm phân và giảm thuốc BVTV bằng các chất dinh dưỡng đặc biệt có tính kích kháng cây trồng và thân thiện.

1)      Giảm giống

Để có thể giảm lượng giống gieo, ngoài việc giống phải có tỷ lệ nảy mầm cao, thì cây con mới mọc phải khỏe mạnh, đẻ nhánh sớm, tập trung, Hợp Trí đề xuất:

- Dùng giống xác nhận

- Sử dụng axit humic: Bón lót: 200-300 kg phân lân nung chảy + 30 kg urea + 1-2 kg Super Humic. Ngoài ra Super Humic còn được khuyến cáo bón kết hợp với u rê, KCl ở giai đoạn thúc lần 1.

Trước đây nhiều người biết đến axít Humic qua sản phẩm phân bón lá K- Humate. Nhưng đấy là những phân bón chứa axít Humic thông thường được chế biến từ nguồn than bùn có tuổi địa chất chỉ vài nghìn năm, trong khi Super Humic Hợp Trí được chiết xuất từ mỏ than nâu mềm có thời gian phong hóa lên đến 70 triệu năm, đã loại bỏ hết những tạp chất nên có hàm lượng Axit Humic thật sự lên đến 70% và có hoạt tính sinh học cao gấp 5 lần so với axit humic chiết xuất từ than bùn.

Theo các nghiên cứu trong và ngoài nước thì axit Humic vừa là dinh dưỡng đậm đặc vừa là hoạt chất sinh học giúp cây chống stress và tăng khả năng đề kháng sâu bệnh. Trong đất, axít Humic giúp cố định các yếu tố gây độc cho cây khi đất bị phèn, bị mặn, hoặc do quá trình bán phân hủy các chất hữu cơ trong đất gây ra.

Nhờ Super Humic Hợp trí mà cây khỏe ngay từ đầu, đẻ nhánh sớm, ngạnh trê khỏe nên nông dân yên tâm với lượng giống gieo sạ đã giảm đi đến 30 - 40%. Mặt khác, cũng nhờ Super Humic mà quy trình Hợp Trí cho phép giảm phân và giảm thuốc nhưng vẫn đạt năng suất cao. 

2) Giảm thuốc BVTV

Quy trình Hợp Trí dựa vào nguyên tắc “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” và chỉ sử dụng thuốc lúc thật cần thiết. Trọng trách đảm bảo cây lúa khỏe xuyên suốt 90 ngày sinh trưởng và phát triển nhờ vào 5 loại dinh dưỡng là Hydrophos, Hợp Trí Casi, Bortrac, Hợp Trí HK 7.5.44 + TE và cả Hợp Trí Super Humic ở trên, trong đó các chất dinh dưỡng có tính kích kháng cao là canxi và silic, đặc biệt là Silic trong sản phẩm Hợp Trí CaSi.

Silic là nguyên tố dinh dưỡng mới được nghiên cứu sâu cách đây 15 năm và càng nghiên cứu người ta càng sửng sốt vai trò to lớn của silic. Cây hút silic và tích luỹ trong thành tế bào ngăn chặn sự xâm nhập của tế bào sợi nấm.

Hơn nữa, silic làm tăng tính chống chịu bệnh hại do nấm bằng cách tạo vách ngăn cơ học và tích luỹ chất phenol như là chất diệt nấm (fungicide) diệt hết tế bào khuẩn ty có manh nha xâm nhập vào tế bào. Khi cây được bón đầy đủ silic sẽ tăng tính kháng sâu đục thân, sâu cuốn lá, kháng bệnh do nấm và các yếu tố môi trường bất lợi khác như nhiễm mặn, hạn, úng, ngộ độc kim loại. 

Hợp Trí CaSi được sản xuất dưới dạng MS (micro-suspension) có tác dụng giúp tăng khả năng quang hợp, tăng tính đề kháng, chống chịu. Hợp Trí CaSi giúp cây cứng, bộ rễ ăn sâu nên chống đổ ngã thuận lợi cho thu hoạch cơ giới.

Trong tồn trữ lúa gạo và bảo quản hạt giống, Hợp Trí CaSi có tác dụng làm hạt lúa sáng, độ nẩy mầm cao nên chất lượng hạt lúa được nâng lên. Hợp Trí CaSi được xem là sản phẩm 2 trong 1 vừa có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây đồng thời cũng có công dụng hạn chế sâu bệnh nhất là đạo ôn và sâu cuốn lá (thí nghiệm của Trung tâm BVTV phía Nam tháng 10/2013).

3) Giảm phân đạm

Hiện tượng bón dư phân đạm không những phổ biến ở VN mà cả nhiều nước trồng lúa nước trên thế giới. Theo điều tra, nông dân ĐBSCL sử dụng phân bón rất cao: 102 kg phân đạm nguyên chất, 60 kg phân lân và 35 kg phân kali nguyên chất (cao nhất 136 – 71– 30, thấp nhất 72 – 67 – 45). So với con số khuyến cáo, tập quán bón phân của người dân không những dư phân đạm mà còn không cân đối.

Quy trình Hợp Trí thực hiện được việc giảm phân thông qua việc nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón. Trong điều kiện bình thường thì lượng phân đạm cây hấp thu được chỉ khoảng 30%, phần còn lại bị bốc hơi hay thấm sâu vào trong lòng đất cây không sử dụng được mà còn gây ô nhiễm mạch nước ngầm.

Với sự có mặt của Hợp Trí Super Humic và các dinh dưỡng khác trong quy trình Hợp Trí, rễ cây phát triển mạnh, phân bón ít bị rửa trôi và thẩm thấu hơn nên lượng phân bị thất thoát giảm mạnh, trên diện tích hơn 5.000 ha thực nghiệm có đối chứng từ năm 2007 đến nay thì lượng phân mà bà con giảm được tương đương khoảng 65 kg urê, 75 kg super lân và 10 kg clorua kali/ha/vụ. Cụ thể với diện tích áp dụng quy trình Hợp Trí nông dân chỉ còn dùng 72N – 48 P2O5 – 29 K2O.

HÀNH TRÌNH 6 NĂM CỦA QUY TRÌNH HỢP TRÍ

HTXNN Thạnh Lợi, xã Mỹ Hạnh Trung, Cai Lậy, Tiền Giang đã 3 năm liền áp dụng quy trình Hợp trí. Toàn HTX có 75 ha chuyên SX giống gia công cho Cty CP Giống cây trồng miền Nam. Ông Ngô Văn Hải, Phó Chủ nhiệm HTX cho biết, với đặc trưng là gia công nên sản phẩm của HTX được kiểm định chất lượng hạt giống rất chặt chẽ, trong lúc ruộng đất lại ít nên việc SX hạt giống vừa phải có năng suất cao và chất lượng tốt. Việc 3 năm liền, HTX lựa chọn quy trình Hợp Trí là theo ý nguyện của bà con xã viên và trên thực tế đã mang lại lợi nhuận rất cao.

Ông Lê Văn Hiệp, ấp Mỹ Hòa, xã viên HTX có 6 công cho biết thêm: Chúng tôi sản xuất nhiều giống khác nhau, từ giống có chất lượng thấp như IR 50404 đến giống có chất lượng cao như VĐ 20, VNĐ 95-20; OM 4900; Jasmin 85... Lúc đầu chúng tôi cứ nghĩ với giống lúa khác nhau thì phải áp dụng quy trình khác nhau, nhưng với quy trình Hợp Trí thì giống nào cũng tỏ ra tối ưu nên tất cả chúng tôi đều xài. Giá lúa đang xuống, giá giống cũng vậy nên chúng tôi càng phải theo.

Để có sức cuốn hút, lan tỏa như hôm nay, Hợp Trí cũng đã phải trải qua thời gian điều chỉnh công phu với bao công sức của các nhà khoa học qua 14 điểm khảo nghiệm diện rộng từ năm 2007-2009 từ Bình Thuận đến Cà Mau. Từ 2010, quy trình mới được “ra biển“ khi tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn với quy mô 5.000 ha. Quy trình Hợp Trí cũng đang được thực hiện ở 10 Câu lạc bộ Hợp Trí.

Theo dõi 6 năm liền cho thấy nếu áp dụng quy trình Hợp Trí sẽ giảm được 49,5 kg giống/ha/vụ (từ 170,5 kg xuống chỉ còn 121 kg); giảm 65 kg urê, 75 kg super lân và 10 kg clorua kali/ha/vụ; giảm 3,3 lần phun thuốc BVTV; tăng năng suất 440 kg/ha/vụ; giảm độ rạn gãy trong xay xát từ 9,8% xuống còn 5,4%; Giá thành SX lúa giảm từ 300 - 500 đ/kg; người nông dân có thêm được lợi nhuận từ 3,12 triệu - 4,2 triệu/ha/vụ.

Điều quan trọng hơn, việc giảm thiểu được thuốc BVTV nên sức khỏe người SX được bảo vệ tốt hơn và hầu như không để lại dư lượng. Ông Nguyễn Ngọc Chiểu, GĐ Kỹ thuật của Cty Hợp Trí cho biết, Cty Lương thực Tiền Giang và Long An là 2 DN lớn của Nhà nước khuyến cáo áp dụng quy trình Hợp Trí trong vùng nguyên liệu của mình. Điều đặc biệt là lúa thu mua từ cánh đồng áp dụng quy trình Hợp Trí có chất lượng cao, độ rạn gãy thấp hơn khoảng 10% (sau sấy) và tỉ lệ thu hồi gạo tăng được 1%.

Vụ ĐX này ngoài các mô hình liên kết trước nay, Hợp Trí còn hợp tác thực hiện 2 mô hình ở xã Tân Hòa (Tân Thạnh, Long An) và xã Phú Cường (Cai Lậy, Tiền Giang) có truyền thống trồng giống lúa IR 50404 nhưng trước nay giá bán thấp do chất lượng gạo kém. Với sự hợp tác này nông dân được đầu tư trả chậm không lãi suất và được bao tiêu thu mua bằng với giá lúa hạt dài chất lượng cao để xuất đi Mỹ. Qua nhiều thí nghiệm khắt khe, cơ quản quản lý của Mỹ không phát hiện ra dù chỉ là dấu vết của thuốc BVTV.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA HỢP TRÍ (áp dụng cho vụ ĐX đất phèn trung bình):

Thời điểm

Công việc

Sản phẩm/Liều lượng/ha

Trước gieo sạ hoặc trước cấy 1 ngày

Làm đất – Bón lót

Lân nung chảy: 200 - 300 kg

Urê: 25 – 30 kg

Hợp Trí SuperHumic: 1 kg

Trước hoặc sau sạ

Phun thuốc diệt ốc và diệt cỏ

Theo hướng dẫn

7-10 NSS

Bón phân thúc đợt 1

-   Urê: 50 kg

-   Clorua kali: 25 – 50 kg

-   Hợp Trí SuperHumic: 1kg

13-15 NSS

Phun Hydrophos

1 lít

18-22 NSS

Bón phân thúc đợt 2

-   Urê: 50 kg

25-30 NSS

Phun Hợp Trí CaSi

0,5 lít

38-45 NSS

Bón phân rước đòng

-   Urê: 20 - 30 kg

-   Clorua kali: 25 kg

50-55 NSS

Phun Hợp Trí CaSi

0,5 lít

Lúa trổ lẹt xẹt 2-3%

Phun BortracHợpTríHK7.5.44+TE

-   Bortrac: 0,2 lít

-   Hợp Trí HK 7.5.44: 1,0 kg

Lúa trổ đều

Phun BortracHợp Trí HK7.5.44+TE

-   Bortrac: 0,2 lít

-   Hợp Trí HK 7.5.44: 1,0 kg

Thu hoạch

 Khi lúa có hạt chín khoảng 90-95%

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm