| Hotline: 0983.970.780

VAFDCO tiên phong áp dụng tiến bộ khoa học

Thứ Tư 26/11/2014 , 15:13 (GMT+7)

VAFDCO đã có bước chuyển mang tính lịch sử từ việc sử dụng máy móc thiết bị, công nghệ sử dụng than cok nhập ngoại sang chạy bằng than antraxit và máy móc nội địa.

* Dẫn đầu xu hướng nông nghiệp xanh

Cty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển (VAFDCO) vốn là DNSX phân bón công nghệ lạc hậu do Trung Quốc giúp đỡ xây dựng từ năm 1960, phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc, thiết bị và nhiên liệu than cok nhập ngoại nên có thời gian bị đe dọa phải đóng cửa nhà máy.

Nhưng nhờ hoạt động đổi mới, sáng tạo với hàng trăm sáng kiến, cải tiến, mà điển hình là 6 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được nhà nước công nhận đã giúp VAFDCO đứng vững và ngày càng phát triển.

BƯỚC NHẢY LỊCH SỬ

Cụ thể, VAFDCO đã có bước chuyển mang tính lịch sử từ việc sử dụng máy móc thiết bị, công nghệ sử dụng than cok nhập ngoại sang chạy bằng than antraxit và máy móc nội địa.

Tiếp đến, đơn vị đã cải tạo lò cao nâng công suất lên 10 lần ban đầu, giảm tiêu hao nhiên liệu, điện năng trên 60%.

Một tiến bộ KHKT không thể không nhắc tới nữa đó là việc chuyển từ sử dụng nguyên liệu quăng apatit loại 1 chất lượng cao sang sử dụng quặng loại 2 chất lượng thấp, nhưng vẫn SX ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn XK đầy sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Nhờ đầu tư, áp dụng nhiều tiến bộ về KHKT, hiện Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải theo quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ, được Sở TN-MT Hà Nội kiểm tra, được Bộ TN-MT ra quyết định đưa ra khỏi danh sách (trong Quyết định số 64 của Thủ tướng Chính phủ) theo Quyết định số 131/QĐ-BTNMT ngày 25/01/2006.

Trong xử lý chất thải rắn: Những năm trước đây, trong quá trình SX, Cty phải loại bỏ 30 - 35% lượng quặng mịn. Nhưng gần đây, do áp dụng các sáng chế và công nghệ, VAFDCO đã thu hồi và sử dụng toàn bộ quặng mịn nên không còn chất thải rắn thải ra ngoài môi trường.

Với xử lý nước thải, Cty đã áp dụng các tiến bộ KH-CN xử lý nước thải và tận dụng lại đưa vào SX (hiện tại trên 95% nước thải được đưa trở lại SX sau khi đã được xử lý; Cty đang tập trung tiến hành các biện pháp tiến tới tuần hoàn 100% nước thải). Tiêu chí thứ 3 là khi thải, hiện DN đã xử lý 100% trước khi thải ra môi trường.

Trả lời phỏng vấn báo chí về lĩnh vực SX phân bón với vấn đề bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp, Tổng GĐ Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển, Hoàng Văn Tại nhấn mạnh: “Là DN phân bón thuộc lĩnh vực hóa chất, lại đóng trên địa bàn Thủ đô, chúng tôi hoàn toàn ý thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo môi trường. Ngay từ những năm 1980 - 1990, khi chưa có Luật Môi trường, chúng tôi đã tập trung nhiều biện pháp vào công tác này.

Từ một DN có nhiều yếu tố nguy hại như bụi, khí độc và phải thải bỏ 30 - 35% nguyên liệu vụn, 44 m3 nước thải/tấn sản phẩm; nay nhờ hoạt động đổi mới sáng tạo, VAFDCO đã xử lý triệt để môi trường, tái sử dụng nguyên liệu vụn, tuần hoàn nước, triệt tiêu hoàn toàn chất thải rắn và nước thải, mang lại một nguồn lợi hàng trăm tỷ đồng mỗi năm và giúp DN đứng vững khi sản phẩm phân bón Văn Điển luôn là sản phẩm chủ lực trên địa bàn Thủ đô trong những năm qua”.

PHẦN THƯỞNG XỨNG ĐÁNG

Sản phẩm chính của VAFDCO hiện là Phân lân nung chảy - bản chất là phân bón từ khoáng tự nhiên được chế biến bằng phương pháp vật lý nung chảy ở nhiệt độ cao để chuyển hóa thành chất dễ tiêu cho cây trồng, không sử dụng phương pháp hóa học độc hại.

Phân có các đặc tính ưu việt như tan chậm, cây dùng đến đâu thì phân giải đến đó để rễ cây hút được, ngoài chất lân P2O5 có thành phần và tỷ lệ 15 - 17% lân dễ tiêu tương đương như các loại phân lân khác, nó còn cung cấp tới 17 yếu tố dinh dưỡng trung và vi lượng.

Bón 1 kg lân loại này còn có tác dụng khử chua, cải tạo đất tương đương 0,5 kg vôi bột, có tới 98% dinh dưỡng hữu ích chứa trong sản phẩm được cây sử dụng, đặc tính này không có ở các phân lân khác.

14-28-32_2
VAFDCO là một trong những DN có nhiều sáng kiến khoa học kỹ thuật của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Nhà máy mới phân lân nung chảy mới tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn (Thanh Hóa) với công suất 500.000 tấn lân nung chảy và 200.000 tấn phân Đa yếu tố NPK/năm, trở thành trung tâm SX phân lân nung chảy lớn nhất trong nước, phục vụ cho SX nông nghiệp và xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế...

Đặc biệt, trên nền phân lân nung chảy, Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã hợp tác với các nhà khoa học nghiên cứu và phối chế với đạm, kali bằng công nghệ vo viên 3 màu bọc đạm đã giúp cho các thành phần dễ tan này ít bị trôi rửa, bay hơi, tạo nên sản phẩm Phân Đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng với 64 chủng loại cho từng loại cây, đồng đất, cây trồng khác nhau với đầy đủ 19 yếu tố dinh dưỡng giúp nâng cao năng suất, chất lượng, tăng cường khả năng chống chịu của cây với các điều kiện bất lợi của sâu bệnh, môi trường, khí hậu.

Năm 2014, VAFDCO được Bộ KH-CN và Đài Tiếng nói Việt Nam bình chọn vinh danh là “Doanh nghiệp Việt Nam đổi mới - sáng tạo” và vinh dự được lọt vào tốp 10 Doanh nghiệp đổi mới - sáng tạo hàng đầu trong cả nước.

Cá nhân Tổng GĐ Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển Hoàng Văn Tại cũng vinh dự được nhận danh hiệu là doanh nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đổi mới, sáng tạo, được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp cùng với 75 doanh nhân khác.

Tại đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc đổi mới, áp dụng tiến bộ KHCN vào SX khi thời điểm tự do hóa thương mại đang đến gần. Nếu tiếp tục tình trạng năng suất lao động giảm, DN Việt Nam sẽ gặp khó trong hội nhập.

Do đó, Chủ tịch nước yêu cầu các DN phải tích cực đổi mới KH-CN, nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Lễ vinh danh cho 10 Doanh nghiệp hàng đầu (TOP TEN) vừa qua là phần thưởng xứng đáng cho kết quả hơn 50 năm phấn đấu, đổi mới để tồn tại, phát triển của Cty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển, làm vẻ vang một thương hiệu Việt nổi tiếng trong nước và quốc tế, đã cùng đồng hành với bà con nông dân trên đồng ruộng nước nhà: “Phân bón Văn Điển - Thau chua rửa mặn, bồi bổ đất Việt Nam”.

Với những đóng góp cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp nước nhà, VAFDCO vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập hạng Nhì; 4 danh hiệu Anh hùng Lao động và Anh hùng Lực lượng vũ trang; nhiều Huân, Huy chương cao quý khác.

Bên cạnh đó, sản phẩm của Cty đã đạt nhiều giải thưởng như: Bông lúa vàng Việt Nam, Nhãn hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, Nhãn hiệu Nổi tiếng, Cúp vàng Hội nhập kinh tế Quốc tế, Sản phẩm hội nhập WTO, Giải thưởng Quả cầu vàng, Cúp Thăng Long, sản phẩm phân bón duy nhất đạt TOPTEN Thương hiệu Việt năm 2011, TOP TEN sản phẩm dịch vụ vàng Việt Nam năm 2012, TOP TEN thương hiệu, sản phẩm dịch vụ hoàn hảo năm 2013. TOP TEN Doanh nghiệp Việt Nam đổi mới sáng tạo năm 2014...

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm