| Hotline: 0983.970.780

Về bản dịch cuốn 'Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX'

Thứ Ba 19/04/2016 , 14:01 (GMT+7)

Cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam của GS Lê Thành Khôi được Georges Condominas - nhà Dân tộc học người Pháp, đánh giá là “kiệt tác”. Tuy nhiên, bản dịch cuốn sách này sang tiếng Việt có nhiều trang, nhiều nội dung đã biến kiệt tác có nguy cơ thành phế tác.


Cuốn “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX”

Ấn phẩm này là sự kết hợp của 2 công trình bằng tiếng Pháp của GS Lê Thành Khôi: Cuốn “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1858” và 2 chương VIII - IX trong cuốn “Việt Nam, Lịch sử và Văn minh” để thành một bộ Lịch sử Việt Nam trọng vẹn như tên gọi: Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX. Người dịch: Nguyễn Nghị; hiệu đính: Nguyễn Thừa Hỷ.

Nguyễn Nghị là dịch giả đã chuyển tải nhiều tác phẩm kinh điển sang Việt ngữ và được nhận Giải thưởng Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh (2015) về dịch thuật; còn Nguyễn Thừa Hỷ là nhà nghiên cứu được giải thưởng Nhà nước về Khoa học & Công nghệ (2012) với công trình nghiên cứu lịch sử mang tên “Thăng Long - Hà Nội thế kỉ XVII - XVIII - XIX”. Song, đáng tiếc là trong bản dịch tiếng Việt cuốn Lịch sử Việt Nam của GS Lê Thành Khôi đã để quá nhiều lỗi căn bản nhất của người nghiên cứu.

Cuốn “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX” do NXB Thế giới - Cty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam liên kết phát hành có hai ấn bản, một ấn bản năm 2014 và một ấn bản năm 2016. Vì không thấy đề tái bản hay nối bản nên tôi chọn bản in mới nhất năm 2016 để làm dẫn chứng.

Hiện đại hóa thuật ngữ

Các thuật ngữ đã được người dịch hiện đại hóa khiến cho bạn đọc sẽ hiểu sai kiến thức. Ví dụ, trang 175, miêu tả các cung điện ở Hoàng thành Thăng Long thế kỷ 12 “được sơn véc-ni đỏ”. Sơn véc-ni đỏ là mãi đến cuối thế kỷ 19 khi người Pháp sang xâm lược Việt Nam mới có, làm sao dịch loại sơn này cho cung điện đời Lý được.

Trang 188, có câu dịch: “Năm 1084, một ủy ban hỗn hợp tiến hành phân định ranh giới chính thức và hai quốc gia (nhà Lý và nhà Tống - PV) tái lập các quan hệ bình thường”. Ủy ban hỗn hợp chỉ có trong thuật ngữ quân sự sau Hội nghị Genève (1954) khi phân chia giới tuyến hai miền Nam - Bắc ở vĩ tuyến 17. Đem dịch cho việc đàm phán ngoại giao thời Lý là áp đặt.

Trang 200, chú thích đánh số 2, “Vạn Kiếp là thái ấp của Trần Hưng Đạo nơi ông lui về nghỉ hưu”. Nghỉ hưu là từ hiện đại, đem dùng cho Trần Hưng Đạo là gượng ép. Hay trang 162 viết sự kiện Ngô Quyền lên ngôi tại thành Cổ Loa như sau: “Bỏ Tống Bình (Đại La), thành phố do người Trung Quốc thiết lập…”.

Làm sao dịch được Tống Bình là thành phố? Hoặc trang 170, dịch “dân ngụ cư nam”, dịch các “hoàng nam”, nghĩa là những người nam từ 18 đến 60 tuổi, nghe thật ngờ nghệch. Bởi vì, nếu dịch là nam giới, là con trai, hoặc đàn ông thì có phải hay hơn và đúng nghĩa tiếng Việt không. Những lỗi hiện đại hóa này còn rất nhiều, chúng tôi chỉ xin dẫn điểm như trên.

Dịch thuật khù khờ

Phải nói rằng, bản dịch cuốn sách này đưa đến cho tôi cảm giác dịch thuật khù khờ. Người dịch và cả người hiệu đính còn không làm rõ nhân thân các nhân vật lịch sử, khiến cho những đoạn dịch đọc rất tù mù, khó hiểu.

Ví dụ, trang 163 viết về Đinh Bộ Lĩnh: “Lớn lên, ông (Đinh Bộ Lĩnh - PV) tới phục vụ cho sứ quân ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Thấy ông là người thông minh và dũng cảm, vị sứ quân này giao ông nắm giữ binh quyền. Sau khi sứ quân mất, Đinh Bộ Lĩnh đóng binh vững chắc ở Hoa Lư và lần lượt bắt các sứ quân khác phải hàng phục”.

Vị sứ quân này hãy dịch rõ và chú thích rõ là Trần Lãm, người xưng là Trần Minh Công trong thời loạn 12 sứ quân thì người đọc hẳn thấy rõ ràng hơn không.

Trang 173 dịch: “Khoa thi văn đầu tiên được mở năm 1075”. Dịch như vậy là sai hoàn toàn. Trong “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú viết, năm 1075, vua Lý Nhân Tông hạ chiếu những người giỏi kinh, học rộng và thi Nho học ba trường (còn gọi là thi Tam trường), lấy Lê Văn Thịnh đỗ đầu.

Đó là thi Tam giáo, gồm cả Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo, chứ không phải thi văn học. Đào Duy Anh đã đánh giá: “Ở đời Lý và đời Trần triều đình lại đặt khoa thi Tam giáo (Nho, Phật, Lão), xem thế đủ biết không những Nho học và Phật học thịnh hành, mà Lão học cũng không bị bài xích. Ở hai đời ấy, người ta đương chịu ảnh hưởng của Tam giáo đồng nguyên”.

Chỉ riêng trang 490 đã dịch sai hoàn toàn các thuật ngữ và sự kiện lịch sử. Bản dịch viết Lương Ngọc Quyến “xuất thân từ Hàn lâm viện Quân sự Tokyo”, bị bắt ở Hồng Kông, đưa về giam tại Thái Nguyên, sau đó “lôi kéo đám dân quân tự vệ”.

Vào đêm 31/8/1917, dưới sự chỉ huy của Trịnh Văn Cấn, cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên diễn ra, binh lính đã chiếm thành phố và kéo cờ của Quang phục hội. Nhưng Hà Nội đã gửi quân tiếp viện. Lương Ngọc Quyến bị liệt, đã tự tử, Trịnh Văn Cấn vào bưng ở Yên Thế, lãnh thổ của Đề Thám xưa, cầm cự trong nhiều tháng trước khi ngã gục.

Các khái niệm “Hàn lâm viện Quân sự”, “đám dân quân tự vệ” cho thấy người dịch không biết thuật ngữ tương đương là trường Chấn Vũ học hiệu ở Tokyo và đội “lính khố xanh” do Trịnh Văn Cấn chỉ huy, nên còn được gọi là Đội Cấn. Thất bại sau khởi nghĩa Thái Nguyên, dù phải rút chạy nhưng Đội Cấn chưa bao giờ vào căn cứ địa của Đề Thám (mà người dịch thành “bưng” - đúng kiểu bưng biền kháng chiến Nam Bộ).

Bất ngờ hiệu đính

Phần hiệu đính cũng gây ra những bất ngờ về trình độ của người đứng tên, có thể thấy rất rõ ở các chú thích chân trang.

Ví dụ, đền Đồng Cổ, trang 170 viết: “Hiện nay ở làng Yên Thái, ngoại ô Hà Nội”. Đó là chú thích của thời điểm cuốn sách ra đời bằng nguyên bản tiếng Pháp, chứ còn khi bản dịch tiếng Việt được in thì đền Đồng Cổ đã thuộc quận Tây Hồ, nằm trong nội thị hàng chục năm rồi. Hoặc, tên của các dịch giả Hán Nôm cũ như Phạm Trọng Điềm, như Ưng Quả, đều không luận ra được. Rồi viết sai tên các tạp chí của Pháp. Một thuật ngữ rất đơn giản như sắc phong thì lại được dịch thành “bằng sắc vua ban”…

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm