| Hotline: 0983.970.780

"Vua" chế tạo máy nông nghiệp

Thứ Tư 08/12/2010 , 10:44 (GMT+7)

3 năm trước, “Hai lúa” ở Tây Ninh chế tạo máy bay nổi đình nổi đám. Đáng tiếc, thiết bị bay của ông bị kết luận “không thể bay được”. Thế là, ông chuyển hướng chế tạo các loại máy phục vụ SXNN, gặt hái được những thành công lớn.

Đó là ông Trần Quốc Hải (xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh). Cách đây 2 năm, ông thực hiện thành công cái máy thổi lá cao su. Bởi lâu nay, việc quét lá phòng chống cháy trong vườn cao su được thực hiện thủ công mà vườn cao su rộng lớn, quét thủ công tốn rất nhiều thời gian, một người chỉ có thể quét 0,5 ha/ngày, chi phí cao. Từ khi chiếc máy thổi lá của ông Hải ra đời, công việc này trở nên đơn giản, chi phí giảm đáng kể.

“Bằng một hệ thống bình hơi nén với ống dẫn, hoạt động dựa vào lực kéo của máy cày, máy thổi ra luồng khí tốc độ 90km/giờ, đủ để làm sạch gốc cây. Trong 8 tiếng máy có thể thổi được 25 ha, tương đương với 50 người cùng quét mà chỉ cần 30 lít dầu. Nếu tính luôn đầu máy kéo, giá thành mỗi chiếc máy này khoảng 90 triệu đồng”, ông nói.

Cùng lúc chế tạo thành công máy thổi lá, ông cũng kịp cho ra mắt máy bón phân tự động cho cây cao su. Chiếc máy này vận hành trên đầu một máy kéo gắn với một rơ-moóc chứa phân bón. Thùng phân chia làm ba ngăn chứa ba loại khác nhau. Khi máy vận hành, các loại phân bón sẽ được điều tiết theo tỉ lệ đã định, xuống ống dẫn đưa ra luống cao su. Công suất bón phân của máy khoảng 25ha/ngày (8 giờ).

Ngoài ra, lâu nay khi khai thác mủ cao su, lượng mủ rơi xuống đất, dính lẫn tạp chất, lá cây, đất cát rất nhiều, thường bị coi là mủ tạp, giá trị không cao. Làm gì để giúp nông dân hạn chế lượng mủ tạp, nâng cao giá trị mủ là câu hỏi thường trực trong đầu ông Hải. Sau nhiều ngày mày mò nghiên cứu, cuối cùng một chiếc máy “giặt” mủ cao su cũng đã ra đời.

Ông Hải giải thích nguyên tắc hoạt động của máy gồm một thùng lớn bằng kim loại, giữa có một trục, xung quanh trục gồm nhiều “cánh tay”. Khi cho trục chạy bằng một máy nổ hay một môtơ điện, hoặc nối trực tiếp với động cơ máy cày, mủ cao su dính tạp chất trong thùng có chứa nước sẽ bị các “cánh tay” đánh cho tơi ra và mọi tạp chất đều bị tách ra. Mỗi giờ máy có thể “giặt” được 800 kg mủ.

Theo ông Lê Văn Thanh, một hộ trồng cao su tiểu điền ở xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, ông mua một chiếc máy “giặt” mủ của ông Hải giá 25 triệu đồng. Từ ngày có máy, thu nhập của gia đình ông mỗi tháng tăng thêm vài triệu đồng do hạn chế được tạp chất trong mủ phế phẩm thu mua và mủ cao su khai thác của gia đình.

Được biết, ông Hải đã và đang nghiên cứu chế tạo thêm các loại máy như máy làm cỏ đường băng cao su, máy thu hoạch cà phê, máy hái búp trà, máy chặt mía để phục vụ bà con nông dân phía Nam.
Không chỉ thành công trong việc chế tạo các loại máy phục vụ cây cao su, ông Hải đã từng thành công khi chế tạo xe rơ-moóc tự hành, hay giàn cày bừa cải tiến, máy bơm hút xác củ mì, máy phun thuốc trừ sâu. Ông Lê Văn Hưng (xã Suối Dây, huyện Tân Châu) trồng 10 ha mì cho biết về hiệu quả của máy “hút xác củ mì”, khi củ mì thu hoạch xong đem băm, xay, lọc lấy tinh bột và người dân thường đào hầm, đổ xác mì xuống, đến khi hầm đầy thì thuê người xúc lên bán cho những cơ sở SX thức ăn chăn nuôi.

“Với 10 ha trồng mì, hầm chứa xác mì có thể tích 10m3, bình thường phải thuê 2 người, xúc trong 2 ngày mới hết. Bây giờ, có chiếc máy hút xác mì do ông Hải chế tạo, chỉ trong 4 tiếng đồng hồ, 10m3 xác mì đã được giải quyết xong. Nếu làm một phép tính thấy chi phí giảm đáng kể, chẳng hạn thuê 2 người xúc 2 ngày tốn 400 ngàn tiền công, trong khi hút bằng máy, chỉ tốn 10 lít dầu, hết khoảng hơn 150 nghìn mà thời gian được rút ngắn rất nhiều”.

Còn theo ông Hải, bơm hút nước thì dễ, nhưng hút, bơm xác mì khó hơn bởi nó dạng đặc, nhão, nếu không tính toán kỹ, sẽ xảy ra hai hiện tượng: một là, phải tăng ga để tăng lực hút, đẩy, dẫn đến lượng nhiên liệu tiêu hao lớn; hai là, cháy hệ thống bơm của máy hút vì quá tải. Vì thế, chiếc máy của ông Hải vẫn dựa chính vào lực kéo của máy cày, được thiết kế một hệ thống hút đẩy, khi cần sử dụng thì lắp vào, không cần thì tháo ra. Đến nay, đã có hàng chục chiếc máy loại này xuất xưởng.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm