| Hotline: 0983.970.780

Vườn sinh thái, hái ra tiền

Thứ Sáu 01/10/2010 , 09:53 (GMT+7)

Khu vực quận 9 TPHCM đang hình thành một bức tranh kinh tế nông nghiệp mới: du lịch vườn sinh thái.

Ông Cao Minh Truyền bên vườn sinh thái hái ra tiền của gia đình

Khu vực quận 9 TPHCM đang hình thành một bức tranh kinh tế nông nghiệp mới: du lịch vườn sinh thái. Nhiều hộ dân ở đây đã ăn nên làm ra nhờ đáp ứng được nhu cầu của người dân Sài thành muốn có được chút không khí trong lành, không gian thoáng đãng với trái ngon, quả ngọt…

Được mệnh danh lá phổi xanh của TPHCM, quận 9 là khu vực hiếm hoi nằm khá gần trung tâm TPHCM còn giữ được diện tích đất nông nghiệp lớn, với mảng xanh và địa hình sông suối uốn lượn rất đẹp mắt. Nhận thấy tiềm năng phát triển ngành kinh tế mới: du lịch vườn sinh thái, Đảng bộ quận 9 đã có định hướng xây dựng đề án hàng trăm ha vườn cây ăn trái để đáp ứng nhu cầu “về với thiên nhiên” của hàng triệu người dân TPHCM đang phải ngày đêm tất bật với xe cộ, máy móc, giao thông chật chội và không khí ngột ngạt.

Để chứng kiến những mô hình kinh tế mới này, điểm đầu tiên ông Đặng Đức Thọ - Chủ tịch Hội Nông dân phường Long Phước, quận 9 dẫn chúng tôi đi thăm là khu vườn sinh thái rộng 3,7 ha của bà Nguyễn Thị Lan (khu phố Lân Ngoài), một trong những vườn sinh thái đã từng đạt giải nhất “Hội thi Vườn sinh thái đẹp” do Sở NN-PTNT TPHCM tổ chức.

Vừa bước qua cổng chính là bãi để xe du lịch rộng 4.000 m2, đan xen những thảm cỏ xanh mướt mắt luôn được cắt tỉa cẩn thận, xa xa là những cây dừa, chôm chôm, xoài sai trĩu quả. Tiếp đến những dãy nhà được xây dựng theo kiểu kiến trúc Nam bộ, dựng nhà gỗ theo kiến trúc cổ ở Huế và một dãy nhà kiến trúc của đồng bào dân tộc Vân Kiều và dân tộc Rục ở tỉnh Quảng Bình rất lạ mắt.

Bà Nguyễn Thị Lan, chủ vườn sinh thái cho biết, trước đây gia đình bà ở quận 2, do quá trình phát triển đô thị hóa quá nhanh, màu xanh của cây lá dần nhường chỗ cho những khu nhà cao chọc trời, không khí trở nên oi bức khó chịu. Năm 2005 bà tìm về ấp Lân Ngoài (nay là khu phố Lân Ngoài) nơi có dòng sông Đồng Nai quanh năm chảy hiền hòa, bồi đắp phù sa, tắm mát cho cây trái đôi bờ để mua đất xây dựng vườn sinh thái. “Trước đây ở nơi này còn hoang sơ lắm nên đất còn rẻ, hai vợ chồng gom vốn liếng mua được 3,7 ha đất vừa vườn tạp, vừa đất hoang. Phải mất 3 năm ròng lao động cật lực chúng tôi mới cải tạo thành khu vườn sinh thái như hôm nay” – bà Lan nói.

Hiện vào mỗi dịp cuối tuần, vườn sinh thái của bà Lan đều đón tiếp từ 400 – 500 khách xuống tham quan, ăn uống và nghỉ dưỡng. Tương tự, cách vườn sinh thái của bà Lan một con kênh nhỏ, chúng tôi sang thăm mô hình của ông Cao Minh Truyền, một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố đang sở hữu 2 ha làm vườn sinh thái. Ông Truyền cho biết, trước đây khu vực này ít người qua lại, xung quanh nhà là 2 hố bom, đầu M79 và lựu đạn còn sót lại nhiều lắm. Sau giải phóng chính quyền địa phương phải nhờ bộ đội công binh về tháo gỡ bom mìn rồi san lấp mặt bằng mới làm vườn được.

Với tổng diện tích 2 ha, ông Truyền vừa trồng bưởi da xanh, bưởi lá cam, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vừa đào ao thả cá… để phục vụ cho du khách có nhu cầu về với thiên nhiên. “Nhờ thu nhập từ vườn sinh thái này, tôi đã nuôi được ba người con ăn học đại học và giờ đã có công ăn việc làm ổn định rồi” – ông Truyền vui vẻ nói.

Chia tay những hộ làm vườn sinh thái ở phường Long Phước, chúng tôi tới tham quan vườn sinh thái của ông Nguyễn Văn Ký tại phường Long Thạnh Mỹ. Ông Ký là một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung uơng, có vườn sinh thái độc đáo nhất của TPHCM.  Ông Ký cho biết, gia đình làm vườn từ sau giải phóng, có 8 ha đất do ông cha để lại, trong đó có 2ha vừa nhà ở và xung quanh trồng dừa, tre; còn lại 6 ha bên cù lao trồng cây ăn trái và nuôi tôm.

Ông Nguyễn Văn Nam - Phó phòng Kinh tế phụ trách nông nghiệp quận 9 cho biết, quận đang chuyển dịch 120 ha đất nông nghiệp để sản xuất và chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái đô thị bền vững, cung ứng những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. “Hiện chúng tôi đang triển khai xây dựng mô hình mẫu và sẽ nhân rộng trong thời gian tới. Đây thực sự là thế mạnh của nông nghiệp quận 9” – ông Nam nói.
“Đầu năm 1980 không biết ở đâu đàn cò bay về rất nhiều để cư trú và làm tổ, dần dà đàn cò lên tới cả ngàn con, thấy lạ người dân kéo về xem đông quá trời quá đất” – ông Ký nói. Lúc đầu ông Ký chỉ nghĩ đơn giản làm vườn chủ yếu bảo vệ đàn cò và mỗi ngày vào lúc hoàng hôn nhìn chúng bay lượn là thấy vui rồi. Nhưng cũng từ sự tình cờ, một người bạn gợi ý tại sao không mở dịch vụ phục vụ ăn uống cho khách tới vãn cảnh, ngắm cò chứ?

Thấy ý tưởng hay hay, ông quyết định vay vốn ưu đãi của Ngân hàng NN- PTNT về san lấp mặt bằng, đầu tư xây dựng khu vườn sinh thái. Ngoài ra, ông còn xây dựng riêng một trại nuôi heo rừng lên tới 500 con, đồng thời nuôi thêm gà sao, gà ta, gà tre, ba ba, lươn, ếch để phục vụ du khách. Ông còn sắm thêm 3 chiếc thuyền máy để chở khách đi tham quan sông nước, xuống vườn ăn trái cây miễn phí. Hiện vườn sinh thái của ông ngày nào cũng có cả trăm du khách ghé thăm, nghỉ dưỡng.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm