| Hotline: 0983.970.780

Xã NTM đầu tiên ở An Giang

Thứ Tư 26/03/2014 , 07:00 (GMT+7)

Về thăm Vĩnh Châu, xã đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh An Giang, chúng tôi cảm nhận được sự “thay da đổi thịt” rõ nét ở vùng quê này so với vài năm về trước.

Đường làng, ngõ xóm đều xanh - sạch - đẹp, người dân ai ai cũng chăm chỉ làm ăn để nâng cao thu nhập.

Nếu như trước đây các tuyến đường đều là đất, đá dăm và thường hay lầy lội vào những mùa mưa thì nay đã khác. Con đường láng nhựa phẳng phiu từ cầu Kênh Đào dẫn chúng tôi đi từ xã Vĩnh Mỹ đến tận UBND xã Vĩnh Châu, TP. Châu Đốc (An Giang) đã thay đổi hơn trước, nhà cửa người dân hai bên đường cũng khang trang hơn.

Ghé vào nhà ông Nguyễn Văn On, 52 tuổi, ngụ ấp Mỹ An, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy “mô hình kép” của gia đình ông gầy dựng bấy lâu nay. Ông On hiện đang nuôi hầm cá tra bột và 12 bồn nuôi ếch Thái Lan (cặp mé hầm cá). Vừa ngồi rót nước trà mời chúng tôi, ông vừa bắt đầu câu chuyện kể về cách làm ăn của mình mà tưởng chừng mới xảy ra ngày hôm qua.

Ông On bắt đầu nuôi cá tra thịt vào năm 2002, lúc đó cá tra đang có giá cao nên cuộc sống khấm khá, vậy nên ông đã đầu tư trên 3.000 m2 diện tích mặt nước để nuôi cá tra, năm 2010 ông chuyển sang nuôi cá tra bột. “Ban đầu nuôi cá tra bột cũng hơi khó nhưng nhờ bạn bè chỉ dẫn nên cũng dễ, mỗi năm tôi bán khoảng 40 tấn cá tra bột, trừ chi phí thì còn lời trên 100 triệu đồng", ông On vui vẻ cho biết.

Không chỉ vậy, ông còn tận dụng bờ ao nuôi cá để nuôi ếch Thái Lan, ban đầu gầy dựng với 6 cặp ếch giống rồi ếch đẻ ra và nuôi được 12 bồn ếch như hôm nay. “Lúc đầu nuôi ếch khó khăn lắm, nó bị bệnh thường xuyên nên tôi phải truy cập Internet tìm hiểu rồi mua thuốc trị nhưng sợ nhất là bệnh vẹo cổ và mù mắt. Ếch bệnh mà trị không kịp thì bỏ luôn đó", ông On nói. Mỗi năm ông cung cấp ra thị trường gần 8 tấn ếch thịt, thu về trên 50 triệu đồng/năm.

Theo ông On, nếu nuôi cá tra bột 2 tháng rưỡi được bán thì nuôi ếch phải mất 4 tháng. Ông On nói: “Nuôi cá phải vét hầm, còn nuôi ếch thì thay nước, cho ăn”. Công việc tối ngày là vậy nhưng bù lại gia đình ông kiếm hàng trăm triệu đồng từ hai mô hình này.

Chủ tịch UBND xã Vĩnh Châu Trần Văn Trơ cho biết về những biến đổi của quê mình: “Dự kiến sau khi kiểm tra hoàn tất các chỉ tiêu còn lại một lần nữa thì UBND TP. Châu Đốc sẽ tổ chức lễ công nhận xã đạt chuẩn NTM vào ngày 30/4 sắp tới”.

Ông Trơ cho biết thêm: Việc đạt danh hiệu xã NTM theo 19 bộ tiêu chí đã khó nhưng về lâu dài muốn giữ vững được danh hiệu này càng khó hơn. Bây giờ có được danh hiệu này, người dân có lợi nhiều lắm, thu nhập đã nâng lên 23 triệu đồng/người/năm, toàn bộ diện tích nông nghiệp đều làm lúa 3 vụ nên bà con mừng lắm.

Hiện tại, ở Vĩnh Châu đã hình thành hàng chục mô hình làm ăn có hiệu quả như: nuôi lươn, nuôi bò, nuôi ếch, rắn... Về đời sống tinh thần, xã có nhiều câu lạc bộ giải trí cho bà con...

Có thể thấy, sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay 154 xã, phường, thị trấn của An Giang đã và đang nỗ lực hết mình để sớm hoàn thành bộ tiêu chí và chỉ tiêu đề ra.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm