| Hotline: 0983.970.780

Xuân về trên đất cố đô

Thứ Sáu 05/02/2016 , 08:15 (GMT+7)

Cơ sở hạ tầng từng bước được nâng cấp, các công trình thủy lợi, giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa…, được quan tâm sửa chữa, xây mới. Sau 5 năm triển khai xây dựng NTM, diện mạo nông thôn tỉnh Ninh Bình đang khởi sắc từng ngày.

nh-ninh-binh-2110109771
Ông Trần Văn Hà, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Xây dựng NTM

"Cùng em về với Ninh Bình/ Tràng An sơn thủy hữu tình làm sao/ Hoa Lư thành cũ năm nào/ Vua Đinh còn đó, áo bào còn đây…". Có dịp ghé thăm Ninh Bình những ngày cuối năm, lặng ngắm những ngôi nhà khang trang, những con đường được bê tông hóa sạch, đẹp, bắt gặp những ánh mắt hồ hởi, rạng rỡ của người dân, chúng tôi biết mùa xuân đang về sớm trên vùng đất này.

Dân vận khéo

Hết năm 2015, toàn tỉnh đã có 40/119 xã đạt chuẩn NTM, vượt chỉ tiêu kế hoạch 15 xã. Ông Vũ Xuân Đang, Phó Trưởng ban Dân vận tỉnh Ninh Bình cho biết kết quả này mang đậm dấu ấn của công tác dân vận, điển hình là phong trào “Dân vận khéo” được đẩy mạnh một cách sâu, rộng trên phạm vi toàn tỉnh.

Từ năm 2013-2015, Ninh Bình đã xây dựng 849 mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh- quốc phòng đến xây dựng hệ thống chính trị… Qua đó tạo ra sức lan tỏa lớn trong cộng đồng, lôi cuốn sự tham gia, hưởng ứng của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng NTM.

Trong lĩnh vực kinh tế, các mô hình “Dồn điển đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, xây dựng cánh đồng lớn” ở huyện Yên Khánh; mô hình Tổ dân vận thôn Cầu Mơ, xã Văn Phong, huyện Nho Quan, đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Riêng đối với lĩnh vực văn hóa- xã hội, các mô hình như “Cộng đồng khuyến học”, “Gia đình, dòng họ hiếu học”, “Đám cưới văn minh, tiết kiệm”, “Ngày thứ 7 sạch”, “Thắp sáng đường quê”, “Nhà sạch vườn đẹp” cũng đã phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân, nhanh chóng hoàn thành tiêu chí văn hóa- xã hội, môi trường.

nh-ninh-binh-1110041707
Nhà văn hóa xã Ninh Vân.

Bên cạnh đó, bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, 16 tổ dân vận thôn, xóm được chọn làm điểm của tỉnh đã tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp được 1,6 tỷ đồng, hiến 9.800 m2 đất, trên 2.200 ngày công, làm mới 6.300 m đường giao thông thôn, xóm, hoàn thành 3 nhà văn hóa, xây dựng 1 cổng làng…

Ông Trần Văn Hà, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Xây dựng NTM:

Thành công của Ninh Bình trong công tác xây dựng NTM là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh. Ninh Bình luôn vận dụng linh hoạt, sáng tạo các điều kiện thực tiễn để dốc toàn lực xây dựng NTM. Nhờ vậy ngay cả những lúc kinh tế suy thoái Ninh Bình vẫn có thể biến khó khăn trở thành lợi thế...

Đặc biệt, có rất nhiều hộ gia đình tự nguyện xin hiến đất, di dời cây cối, phá cổng, tường rào để mở rộng mặt đường. Nhờ vậy đến nay, Ninh Bình đã có 41 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông, chiếm 34% trong khi năm 2011 chưa có xã nào đạt.

Bằng nhiều cách, địa phương này huy động được tối đa nguồn vốn từ nhân dân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Tính riêng giai đoạn 2011-2015, tổng số vốn huy động cho NTM của tỉnh Ninh Bình đạt hơn 17.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ người dân khoảng hơn 6.000 tỷ đồng, doanh nghiệp đóng góp hơn 1.100 tỷ đồng.

Cải thiện thu nhập 

Môi trường sống được cải thiện, thu nhập nâng cao đã đem lại niềm vui, tiếng cười cho người dân Ninh Bình sau 5 năm miệt mài chung tay xây dựng NTM.

Tính đến hết năm 2015, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 24,24 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn 3,5%, giảm 8,5% so với năm 2011.

Để có kết quả này, do Ninh Bình đã tích cực đưa ra các chính sách ưu đãi thu hút các nguồn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như hỗ trợ xây dựng các điểm, cụm công nghiệp, làng nghề, khu chăn nuôi; miễn, giảm tiền sử dụng đất; đào tạo nhân lực, phát triển thị trường; hỗ trợ bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống; đồng thời tận dụng tối đa thế mạnh du lịch để phát triển dịch vụ...

Tiêu biểu phải kể đến là huyện Hoa Lư. Nhờ có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Tràng An, Tam Cốc- Bích Động, chùa Bái Đính,… mỗi năm Hoa Lư đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan.

Chính các hoạt động thương mại, dịch vụ nhà hàng, khách sạn phát triển mạnh cùng với sự phát triển của 2 làng nghề truyền thống là đá mỹ nghệ ở Ninh Vân, thêu ren Ninh Hải và khoảng 150 doanh nghiệp lớn, nhỏ đã góp phần tạo việc làm, ổn định thu nhập cho người dân địa phương.

Tính đến tháng 6/2015, thu nhập bình quân toàn huyện đạt 26,18 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 91,54%. Phát triển kinh tế làng nghề lại gắn với du lịch nên vướng mắc, khó khăn lớn nhất đối với huyện Hoa Lư khi phấn đấu trở thành huyện NTM lại là tiêu chí môi trường, đặc biệt là vấn đề “bụi” ở làng nghề đá Ninh Vân.

nh-ninh-binh110031526
Một khu sản xuất chế tác đá ở làng nghề đá Ninh Vân

Để giải quyết, huyện Hoa Lư quyết tâm xây dựng khu sản xuất tập trung cho các doanh nghiệp chế tác đá, mở đường riêng tránh khu dân cư nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống. Hoa Lư cũng là một trong 2 huyện của tỉnh Ninh Bình (Yên Khánh và Hoa Lư) đặt mục tiêu sẽ đạt danh hiệu huyện Nông thôn mới trong năm 2016.

Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, những “cánh đồng mẫu lớn” từng bước được hình thành, tạo điều kiện để cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh đang tiến dần theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích, sản xuất an toàn, bền vững, gắn xây dựng NTM với nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật được đẩy mạnh. Năm 2015, giá trị trên 1 ha đất canh tác ước đạt 96,5 triệu đồng/năm. Trong đó, nhiều mô hình kinh tế đang cho thấy hiệu quả cao.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được chú trọng. Toàn tỉnh đã tổ chức được 146 lớp với gần 9.000 học viên. Bên cạnh đó, các hình thức liên kết, hợp tác giữa nhà khoa học, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng.

Điển hình là Tổng công ty CP Giống cây trồng, con nuôi tỉnh Ninh Bình đã đầu tư, hình thành chuỗi sản xuất liên hoàn, khép kín. Theo đó, khi ký hợp đồng với HTX và nông dân, công ty này sẽ cung ứng giống, phân bón và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm…

Cùng với tiêu chí thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng đang được cải thiện rõ rệt. 100% xã có điện lưới quốc qua. Mạng lưới công nghệ thông tin đã “phủ sóng” đến tận các xã vùng sâu, vùng xa, 100% xã và hơn 40% thôn có điểm truy cập internet.

Tiếp đà thắng lợi của giai đoạn 2011-2015, ông Đinh Chung Phụng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, thời gian tới, Ninh Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng NTM gắn với phát triển sản xuất toàn diện theo hướng hàng hóa, đồng thời tích cực thu hút đầu tư vào nông nghiệp chất lượng cao gắn với ứng dụng khoa học- công nghệ. Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 75 xã và 2 huyện cán đích NTM, số tiêu chí đạt chuẩn bình quân của toàn tỉnh là 15 tiêu chí/xã.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm