| Hotline: 0983.970.780

Yang Hanh thay đổi ngỡ ngàng

Thứ Tư 15/02/2012 , 09:47 (GMT+7)

Nhờ những chính sách hỗ trợ đúng đắn của Nhà nước, cuộc sống người dân bản Yang Hanh, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, Đăk Lăk đang thay đổi nhanh chóng.

Bà con giờ đây đã biết thâm canh cây lúa nước
Trước đây, bản Yang Hanh, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, Đăk Lăk được mọi người biết đến là nơi “thâm sơn cùng cốc”. Nhưng nay, nhờ những chính sách hỗ trợ đúng đắn của Nhà nước, cuộc sống người dân đang thay đổi nhanh chóng.

Bản Yang Hanh có 73 hộ dân, hầu hết là người Mông di cư từ các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn vào lập nghiệp từ những năm 1996. Trước đây cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào rừng núi và tập quán canh tác du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy… nên gặp rất nhiều khó khăn. Họ mưu sinh trên những rẫy sắn thưa thớt, mấy ruộng ngô "không sức sống”, nhà cửa đơn giản bằng vài cây tre chẻ ra rồi ngăn lại cho có “nơi chui ra chui vào".

Không những thế, do trình độ dân trí thấp, lại sinh sống ẩn khuất trong rừng sâu, cách biệt hoàn toàn với bên ngoài, nên bị kẻ xấu thường xuyên lợi dụng thuê mướn chặt phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép. Nạn tảo hôn làm đau đầu chính quyền địa phương. Hầu hết thanh niên nơi đây mới 14, 15 tuổi đã có gia đình, nhiều phụ nữ 18 tuổi đã có 3 đứa con… từ đó làm cuộc sống đã “nghèo” lại càng “nàn” hơn rất nhiều.

Điều làm mọi người xót xa nhất là hàng trăm đứa trẻ sinh ra đều không biết đến cái chữ, sách vở, trường học là gì, bởi vừa lọt lòng chúng đã phải theo cha mẹ vào rừng tìm củ sắn, củ mì để ăn. "Thanh niên trên bản Mông này lấy chồng, lấy vợ sớm lắm có những cặp vợ chồng mới mười bảy, mười tám đã có hai ba đứa con là chuyện thường. Trước đây, nguồn lương thực chủ yếu của họ là củ sắn, bắp ngô và rau rừng. Họ sống trên những sườn đồi heo hút, thường xuyên di chuyển địa bàn”, anh Nguyễn Văn Tuấn, Bí thư Đoàn xã Cư Drăm cho biết.

Trở lại Yang Hanh đợt này, chúng tôi thấy cuộc sống của người dân nơi đây thay đổi ngỡ ngàng. Sau hơn chục năm sống “ẩn dật” chót vót trên đỉnh Yang Hanh, chịu bao gian khổ, thiệt thòi, nhờ những chính sách hỗ trợ đúng đắn của Đảng, Nhà nước, giờ đây đồng bào người Mông nơi đây đã hoàn toàn lột xác.

Ba năm trước, gia đình anh Sùng Khái Hòa gặp rất nhiều khó khăn, lương thực không đủ ăn do còn giữ nếp canh tác cũ, nương rẫy ở đâu gia đình ở đó, anh cùng gia đình đã du canh du cư tới cả chục nơi, lăn lộn hết các khu rừng già ở Krông Bông, cuộc sống không ổn định, kinh tế đã nghèo khó lại rất bấp bênh, con cái nheo nhóc, không được học hành, cái đói thường xuyên theo đuổi.

 Giờ đây, được chính quyền địa phương vào tận nhà hướng dẫn tận tình về KHKT, giúp gia đình về vốn làm ăn nên cuộc sống đã ổn định, không còn sợ cái đói, các con đều được đến trường. Từ bốn sào lúa, hai sào sắn, nuôi thêm ba con bò lai, mỗi năm gia đình anh thu lãi trên 50 triệu đồng anh còn mua sắm thêm nhiều vật dụng trong gia đình như tivi, đầu máy và xe máy...

Ông Hoàng Văn Pao, Trưởng thôn Yang Hanh, cho biết: “Những năm gần đây nhờ ơn Đảng và Nhà Nước hết mực quan tâm nên đời sống của bà con trong bản đã ổn định, có nhiều chuyển biến rất đáng mừng, tỉ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm, trong bản nhiều gia đình còn biết làm giàu từ các mô như nuôi bò, nuôi heo nái…”

Bản Yang Hanh của người Mông giờ đây đã được thổi vào “một luồng gió mới”, đi đâu cũng gặp những nụ cười tươi trên môi trẻ em và người già. Đến nay đời sống bà con đang từng bước được cải thiện, 100% các hộ gia đình trong thôn đều có điện sinh hoạt, nước sạch cũng được bà con khéo léo dẫn theo đường ống từ các con suối về tận nhà…

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm