| Hotline: 0983.970.780

Không gì giàu nhanh bằng XKLĐ

Thứ Ba 22/05/2012 , 10:40 (GMT+7)

Có làng biển vốn nghèo, nay sầm uất như phố xá. Có làng tự bỏ cả tỷ đồng xây dựng trường học cho con em. Có làng đã mang dáng dấp, hình hài nông thôn mới... Đó là những làng đang phất lên nhờ "xuất ngoại".

Có làng biển vốn nghèo, nay sầm uất như phố xá. Có làng tự bỏ cả tỷ đồng xây dựng trường học cho con em. Có làng đã mang dáng dấp, hình hài nông thôn mới... Đó là những làng đang phất lên nhờ "xuất ngoại".

Không gì giàu nhanh bằng XKLĐ

Hoài Ân là địa phương dẫn đầu về số lượng xuất khẩu lao động (XKLĐ) của tỉnh Bình Định. Những đồng tiền các lao động ở địa phương này mang về từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia…đã làm đổi thay gương mặt nhiều vùng nông thôn của huyện miền núi heo hút này.

1 xóm 30 người xuất cảnh 

Từ năm 2005, Hoài Ân đã phát triển mạnh phong trào XKLĐ. Đến nay, phong trào này đã lan rộng xuống từng thôn, xóm. Các địa phương có nhiều người đi XKLĐ ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia là xã Ân Tường Tây, Ân Tín, Ân Thạnh, Ân Hảo… Trong đó, Ân Tường Tây là địa phương có số người đi XKLĐ nhiều nhất huyện, mỗi năm có từ 10-20 người xuất cảnh.

Riêng tại xã địa phương này, theo con số thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2006 đến nay, xã có 147 người đi XKLĐ, trong đó trên 100 người đã hoàn thành hợp đồng trở về địa phương. Ông Phạm Văn Độ, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Tường Tây, cho biết: “Trước đây, muốn đi XKLĐ, người lao động phải thế chấp số tiền lớn. Các hộ gia đình muốn cho con đi phải mượn 4-5 sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của người thân để thế chấp vay vốn ngân hàng mới được đi. Giờ đây, chính sách XKLĐ ngày càng thoáng hơn nên người dân đăng ký đi XKLĐ ngày càng nhiều. Không làm gì xóa đói giảm nghèo nhanh và làm giàu nhanh như đi XKLĐ”.


Người dân luôn quan tâm đến các buổi tư vấn việc làm, XKLĐ

Thôn Phú Hữu 2 (xã Ân Tường Tây) được mệnh danh là làng XKLĐ. Bởi ở đây hầu như gia đình nào cũng có người đi XKLĐ. Có gia đình có đến 2-3 người xuất cảnh làm việc tại các nước ngoài. Theo chân ông Huỳnh Xuân Sơn, cán bộ phụ trách LĐ-TB&XH xã Ân Tường Tây, chúng tôi đến thôn Phú Hữu 2 để tận mắt nhìn thấy sự đổi thay của vùng quê này nhờ nguồn thu từ XKLĐ. Nhiều ngôi nhà mới được xây dựng khá đẹp, trang bị nhiều vật dụng, tiện nghi đắt tiền được mua sắm từ tiền đi XKLĐ gửi về.

Gia đình ông Nguyễn Thành Nhung, ở xóm 2, thôn Phú Hữu, có 2 con trai đi XKLĐ tại Nhật Bản. Lúc đầu, người anh Nguyễn Ngọc Hiệp đăng kí đi trước, do không đủ tiền, ông Nhung phải đi mượn 5 sổ đỏ trong dòng họ để vay vốn ngân hàng cho Hiệp đi. Sau một thời gian làm việc, tích lũy vốn, Hiệp gửi tiền về nhà và bảo lãnh em trai là Nguyễn Ngọc Huân sang Nhật Bản làm việc.

Tiếp đó, Hiệp giới thiệu thêm 2 người em con của chú ruột là Nguyễn Thanh Lưu, Nguyễn Thanh Luân tiếp tục sang Nhật Bản làm việc. Mức thu nhập của anh em con ông Nhung khá cao, năm thứ nhất được hưởng mức lương 6.000 USD/năm, năm thứ hai tăng lên 12.000 USD/năm.

Ông Nhung cho biết: “Từ một hộ nghèo của xã, nhờ các con đi XKLĐ mà gia đình tui đã thoát nghèo, có được một số vốn kha khá để mua đất xây nhà và đầu tư phát triển kinh tế gia đình”. Theo ông Huỳnh Xuân Sơn, tại thôn Phú Hữu 2 có trên 10 gia đình có từ 2-3 con đi XKLĐ, riêng tại xóm 5 có gần 30 người đi XKLĐ.

Đứng sau xã Ân Tường Tây là xã Ân Tín. Trong những năm gần đây phong trào đi XKLĐ khá mạnh. Đồng tiền gửi về từ các lao động đã “kích hoạt” người dân ở đây mạnh dạn đầu tư làm ăn, buôn bán trên mọi lĩnh vực. Kéo theo dây chuyền "nhà nhà đi XKLĐ, người người đi XKLĐ", đến nay cả xã có khoảng 50 người đi XKLĐ sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia. Theo ông Huỳnh Quang Chánh, Chủ tịch UBND xã Ân Tín, nếu người dân ở tại địa phương làm quanh năm chỉ đủ ăn, trong khi đó đi XKLĐ chỉ trong 3 năm về nhà có người dư ra vài trăm triệu đến tỉ bạc. Do hiệu quả kinh tế từ đi XKLĐ mang lại cao nên ngày càng có nhiều người trên địa bàn xã đăng ký đi XKLĐ.

Hiệu quả từ công tác tuyên truyền

“XKLĐ thực sự là yếu tố không chỉ giúp người dân trong huyện có cơ hội thoát nghèo bền vững mà còn là cơ hội để nhiều hộ dân ở đây vươn lên mở rộng công việc làm ăn làm giàu chính đáng”. Ông Lê Văn Nam, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Hoài Ân.
Theo thống kê của Phòng LĐ-TB&XH huyện Hoài Ân, hiện mỗi năm, có khoảng 100 lao động trong huyện đã xuất cảnh sang các nước đều có việc làm thường xuyên và thu nhập khá ổn định. Nhiều gia đình đã thoát nghèo nhờ vào số tiền người đi XKLĐ gửi về. Với những đồng tiền con cái làm ra từ nước ngoài, khi được gửi về gia đình, cha mẹ của các lao động bắt những đồng tiền “đẻ” thêm ra tiền bằng cách mua trâu, bò, đầu tư phát triển kinh tế.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết để công tác XKLĐ trở thành phong trào như hiện nay, Hoài Ân đã triển khai nhiều biện pháp. Trong đó, công tác tuyên truyền cơ chế, chính sách của Nhà nước về XKLĐ đến người dân được tiến hành rất thường xuyên và rõ ràng.

Ông Lê Văn Nam-Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Hoài Ân-cho biết: “Để người dân hiểu rõ các vấn đề về XKLĐ, các doanh nghiệp tuyển chọn lao động xuất khẩu đã tích cực phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH huyện trực tiếp xuống các xã triển khai tuyên truyền chế độ, chính sách về XKLĐ cho cán bộ chủ chốt cấp xã, để xã phối hợp vận động gia đình và người lao động đăng ký tham gia XKLĐ. Đồng thời, thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định”.

Cách làm trên đã tạo điều kiện để người lao động hiểu được quyền lợi khi tham gia. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, tư vấn... đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ cán bộ xã, thôn và nhận thức của người dân trên địa bàn về công tác XKLĐ.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất