| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch làng nghề:Không có lối thoát?

Thứ Tư 08/09/2010 , 16:33 (GMT+7)

Giải pháp bền vững cho làng nghề phát triển là phải quy hoạch thành một điểm tập trung, xa khu dân cư...

Thiếu mặt bằng, sản phẩm được mang phơi cả trên đường

Giải pháp bền vững cho làng nghề phát triển là phải quy hoạch thành một điểm tập trung, xa khu dân cư. Thế nhưng ở Hoài Đức - Hà Nội, quy hoạch đã được duyệt, tiền cũng sẵn, thế mà bao năm vẫn không thực hiện được. Vì sao?

Quy hoạch vào đúng… vùng phân lũ

Cả ba xã: Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai của huyện Hoài Đức đều là những địa phương tập trung làng nghề truyền thống là chế biến nông sản, đặc biệt là sản xuất miến dong. Chính vì làng nghề phát triển một cách tự phát, không theo quy hoạch nên đến nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức, ông Nguyễn Quang Đức, khi trao đổi với NNVN, không giấu nổi vẻ lo lắng về thực trạng này. Theo ông Đức thì hiện nhu cầu đòi hỏi của các hộ sản xuất cá thể, các DN trên địa bàn là rất bức xúc.

Nhận thức được điều đó, ngay từ năm 2003, huyện đã chỉ đạo các xã quy hoạch một điểm sản xuất công nghiệp tập trung với mục đích là dần dần chuyển hết các hộ, các DN ra nơi đã quy hoạch, tránh sản xuất đan xen trong khu dân cư gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của dân cư. Cũng ngay tại thời điểm này, xã Dương Liễu đã lập dự án điểm công nghiệp làng nghề quy mô hơn 12ha, nhưng quy hoạch trên ngay lập tức bị phá sản vì không hiểu thế nào, cán bộ địa chính xã lại “vạch” đúng vào… vùng phân lũ của sông Đáy. Do đó, huyện không thể phê duyệt quy hoạch này.

Mãi đến năm 2007, chuyện quy hoạch cụm công nghiệp tập trung cho làng nghề lại được đặt ra. Lần này, đồng thời cả hai điểm đều được quy hoạch, đó là Cụm công nghiệp làng nghề Dương Liễu và Cụm công nghiệp Sơn Đồng. Năm 2008, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã có văn bản đồng ý triển khai xây dựng Cụm công nghiệp Dương Liễu với quy mô 14ha, mục tiêu là xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ nhằm tạo mặt bằng, đáp ứng nhu cầu di dời, phát triển sản xuất của các hộ, DN chế biến nông sản tại địa phương và góp phần từng bước cải thiện môi trường sinh thái làng nghề.

Rút kinh nghiệm trước đây trong việc quy hoạch sai vị trí, lần này, huyện Hoài Đức đồng ý cho triển khai xây dựng cụm công nghiệp ngay trong khoảnh 1 của khu đồng xã Dương Liễu. Mặt bằng đã có, phê duyệt chi tiết quy hoạch 1/500 đã được thực hiện, toàn bộ hồ sơ của cụm công nghiệp này cũng đã chuyển về cho các cơ quan liên quan của TP Hà Nội khi thực hiện hợp nhất Hà Tây vào Thủ đô. Nhưng không hiểu tại sao, đến nay, cả khu vực này vẫn bất động, chưa triển khai được.

Không triển khai, sẽ bị phá vỡ

Theo ghi nhận của NNVN, hiện nay, do nhu cầu mặt bằng cho sản xuất quá bức xúc, nhiều hộ cá thể của các xã Dương Liễu, Cát Quế…đã tự động đầu tư mặt bằng ven các trục đường liên xã để mở cơ sở sản xuất. Anh Nam, một chủ hộ sản xuất bột sắn tại xã Cát Quế cho biết, trung bình một ngày gia đình anh sản xuất hơn 10 tấn sắn và mỗi tấn sắn tốn khoảng từ 5-6m3 nước, như vậy trung bình mỗi ngày gia đình anh sử dụng 50-60 m3 và số nước thải sẽ đổ thẳng ra cống rãnh và chảy ra sông Nhuệ. Đến nay, do nhu cầu mở rộng sản xuất, trong khi nơi chứa nước thải không còn, gia đình anh đã mua thêm gần 1.000m2 đất ven trục lộ đi Vân Canh.

“Chúng tôi nghe nói quy hoạch cụm công nghiệp để cho dân thuê mặt bằng, nhưng chờ mãi không thấy triển khai gì. Cực chẳng đã, đành phải mua mảnh đất này, biết là đắt hơn so với thuê đất trong cụm công nghiệp, hạ tầng lại không tốt, nhưng không còn cách nào khác. Nếu chờ thì không biết đến bao giờ”, anh Nam nói.

Theo thống kê, 66% phụ nữ ở đây mắc bệnh nấm da, viêm da, huyết áp. Tỷ lệ người chết do ung thư trong hai năm gần đây là 20%, riêng 2008 là 25%, nguyên nhân chính là do làng nghề nằm xen kẽ với dân cư nên gây ô nhiễm. Đáng ngại hơn nữa là khu tập kết phế thải của một số cơ sở nằm sát cạnh trường THCS xã Dương Liễu khiến giáo viên và học sinh thường xuyên phải hứng chịu mùi hôi thối. Học sinh khi đến trường đều phải bịt mũi, nín thở khi đi qua đây.
Được biết, ngay đầu tháng 6/2010, ông Phí Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có kết luận cho phép huyện Hoài Đức tiếp tục triển khai thực hiện dự án Cụm công nghiệp làng nghề kết hợp du lịch sinh thái Sơn Đồng và Cụm công nghiệp làng nghề Dương Liễu. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của NNVN, sau khi công bố quy hoạch các dự án mới đây, trong danh sách triển khai của Sở Kế hoạch – Đầu tư TP, lại không thấy có tên 2 dự án này. Theo lý giải của một cán bộ thuộc cơ quan này, đề nghị giấu tên, thì có thể 2 dự án cụm công nghiệp trên “ăn” vào quy hoạch vành đai xanh và đường vành đai 4 của TP. Tuy nhiên, trong quy hoạch vành đai 4, điểm gần nhất của dự án còn cách mốc lộ giới hơn 50m, còn vành đai xanh thì chưa thấy đề cập trong quy hoạch.

Ông Nguyễn Quang Đức cho biết, sau khi hợp nhất Hà Tây với Hà Nội, UBND huyện Hoài Đức đã tổ chức ra soát lại các dự án xem có vi phạm quy hoạch của TP hay không, xét thấy những dự án trên có vị trí nằm ngoài khu dân cư, và nằm ở phía Tây của đường vành đai 4, do đó mới đề xuất để tiếp tục thực hiện. Nhưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nên dự án chưa thể khởi động.

Trong khi chờ dự án, mà không biết đến khi nào thực hiện, thì nhu cầu về mặt bằng cho sản xuất ngày càng bức thiết. Theo ông Đức, nếu tiếp tục chậm trễ, chắc chắn người dân không thể chờ đợi mà sẽ tự phát mở rộng, hoặc di chuyển cơ sở sản xuất. Lúc đó, toàn bộ quy hoạch sẽ bị phá vỡ, và nếu hoàn thành dự án, khó lòng để thu hút người dân làng nghề vào đó để sản xuất.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm