| Hotline: 0983.970.780

Vét gạo lên đường

Thứ Ba 02/11/2010 , 08:58 (GMT+7)

Vừa qua, đoàn cứu trợ của Cty Liên Anh Thanh, trường tiểu học Duyên Thái cùng NNVN đã lên đường hướng về vùng lũ.

Vừa qua, đoàn cứu trợ của Cty Liên Anh Thanh, trường tiểu học Duyên Thái cùng NNVN đã lên đường hướng về vùng lũ. Địa chỉ cứu trợ lần này là xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Trong những ngày qua, Hưng Nhân được mệnh danh là “xã trắng”, nước ngập tới đỉnh mái nhà, toàn bộ dân trong xã bị cô lập…

>> Tặng quà cho người dân xã Hưng Nhân

Mặc dù mọi công tác chuẩn bị đã được rà soát: 200 bao gạo đóng gói, 200 suất chăn, quần áo, sách vở cũng đã phân loại và đóng gói cẩn thận, chính quyền địa phương đã tổ chức lên danh sách, địa chỉ từng hộ nhận quà cứu trợ nhưng bà Ngô Thị Liên, Giám đốc Cty Liên Anh Thanh, vẫn có vẻ bồn chồn như có điều gì chưa ưng ý. Không ai hỏi, những người trong Cty chỉ cảm nhận và hiểu có điều gì đó sắp xảy ra.

Quả thật, đoàn xe chạy một mạch đến Cầu Giát – Quỳnh Lưu (Nghệ An) thì đột ngột nhận lệnh: Quay lại! Xe dừng trước cửa hàng chăn thì những thành viên trong đoàn mới hiểu, bên cạnh việc chia sẻ với nhân dân Nghệ An, bà Liên vẫn muốn gửi thêm một chút tấm lòng về Hà Tĩnh. Và thế là mở màn một “chiến dịch” tiếp tục mua gom hàng cứu trợ. Vét sạch cửa hàng chăn đầu tiên tại Cầu Giát được thêm 100 chăn. Xe chạy về chợ Vinh thì thêm 100 chăn nữa.

Nhưng để có thêm 200 suất quà giá trị tương đương đoàn cần mua gom 2 tấn gạo. Những ngày này, các tổ chức, đoàn thể về miền Trung mua gạo tặng đồng bào rất nhiều nên việc ngay lập tức huy động thêm 2 tấn gạo cũng không dễ. Một lần nữa may mắn, vét kho siêu thị được thêm 1,5 tấn. Chỉ thiếu một chút có thể bổ sung bằng tiền mặt. Vậy là, sau hơn 300 km đường đất, lượng quà cứu trợ đã tăng lên gấp đôi.

Ngày 31/10, đoàn cứu trợ chia làm hai ngả. Một nửa tiếp tục đi Hà Tĩnh, nửa còn lại theo kế hoạch vào tặng quà tại xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên. Là xã nằm ngoài đê nên trong những ngày qua Hưng Nhân bị thiệt hại nặng nề cả về người và của. Toàn bộ nhà cửa của các hộ dân đều bị ngập chìm trong nước. Nước ngập lên tận nóc nhà. Người, gia súc, gia cầm phải sống co cụm cùng nhau trong lều dựng tạm trên những cồn đất cao.

Phần lớn các hộ gia đình ở Hưng Nhân đều thuộc diện nghèo. Vì nghèo nên mới phải ra đê. Mà sống ở ngoài đê, mỗi năm phải chịu một mùa lũ, nên nhiều hộ trở nên nghèo kiệt quệ. Có những hộ ốm đau, bệnh tật triền miên, neo người tới mức, xã thông báo ra nhận quà cứu trợ cũng không thể dứt ra để đi. Đoàn phải trực tiếp mang quà đến tận nhà. Ông Nguyễn Công Hoan, Chủ tịch UBND xã Hưng Nhân, tâm huyết với công tác cứu trợ. Cùng với cán bộ xã, ông Hoan lăn xả vào vác gạo, chăn. Trực tiếp dẫn đoàn đi đến từng hộ gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ thăm hỏi tặng quà.

Một chút quà nhỏ, một tấm chăn mỏng, vẫn biết chỉ như "muối bỏ bể" nhưng nó thực sự đã làm ấm lòng người dân vùng lũ nơi chúng tôi đến. Mỗi người một ý nghĩ, mỗi người một hành động thì tin rằng đồng bào miền Trung thân yêu sẽ sớm vượt qua cơn bĩ cực.

Nước rút, đường vào thôn xóm đã được vệ sinh sạch sẽ. Nhưng dấu vết, của trận lụt vẫn còn in đậm trên những khuôn mặt mệt mỏi. Là xóm thuần nông nhưng đi dọc cả xóm chỉ thấy vườn không gà, chuồng không lợn, cũng không thấy nổi một con trâu, con bò. Xã Hưng Nhân có hai người phụ nữ tên là Diệu, thì cả hai đều có con bị mắc bệnh tâm thần, lâm vào cảnh khốn cùng sau cơn lũ. Nhà bà Nguyễn Thị Diệu, ở xóm 1, được dựng trên rẻo đất cao nhưng ngấn nước vẫn vượt trên cửa sổ. Bà Diệu năm nay đã trên 80 tuổi, có người con trai vợ chết, đột nhiên sinh ra tâm thần. Bà phải chăm sóc hai đứa cháu, chưa hẳn điên nhưng cũng ngơ ngơ, dại dại.

 Cho tới giờ bà Diệu đang lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cơn lũ đã cuốn đi của bà gần như tất cả. Con chó vàng gầy trơ xương, nằm gác mõm trên vỉa hè là vật nuôi duy nhất còn sót lại trong nhà sau trận lụt. Chỉ cần nhìn, dáng vẻ xác xơ của nó, lập tức gợi cho ta nghĩ đến sự đói nghèo. Thấy người lạ, nó đứng dậy lờ đờ nhìn theo, không cất nổi một tiếng sủa.

 Gia đình bà Hà Thị Diệu, xóm 7, chồng là thương binh hạng nặng, mất sớm, đứa con trai hơn 40 tuổi bị tâm thần, suốt ngày nằm hú hét trong góc tối. Chỉ mình bà Diệu gần hai chục năm nay, cô độc trong căn nhà tranh, dột nát. Hưng Nhân còn hàng chục hộ có người già neo đơn, nằm liệt giường ròng rã nhiều năm như gia đình bà Lê Thị Ba, ông Cao Thanh Trung… Liên tiếp trong gần 1 tháng, lũ về chồng lên lũ, những gia đình như bà Ba, bà Diệu khổ cực trăm bề. Đêm mưa lạnh, ngủ trên cồn, đứa con bất hạnh của bà Diệu lạ đất cứ hộc lên ú ớ. May nhờ hàng xóm, chính quyền địa phương giúp đỡ nên bà mới xoay xở vẹn toàn.

Danh sách cá nhân, DN ủng hộ đồng bào lũ lụt qua NNVN: 

Các cá nhân, DN tại Hà Nội: Trung tâm dịch vụ Bình Minh, 51 Bồ Đề, Q. Long Biên 2.000.000đ; Lê Phương Hoa 1.000.000đ; Ông Claudio Dordi 1.500.000đ; Ông Martin Junker 1.000.000đ; Phạm Thị Thu Lan 500.000đ; Cty TNHH SX-TM Hiệp Long (122 Alley - Vĩnh Thụy) và Nguyễn Đăng Bình (đại sứ quán Canada) gửi 18.000.000đ cùng 200 kg quần áo và nhiều trang thiết bị sửa chữa trường học; Bùi Thị Phương Mai (Cty DVĐT PT Y tế Hà Nội) 4.500.0000đ. 

Các đơn vị tại Hải Phòng: Cty TNHH Kiên Ngọc (An Sơn, huyện Thủy Nguyên) 10.000.000đ; Cty TNHH Thương mại dịch vụ Toàn Thắng (Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên) 10.000.000đ; Cty TNHH Phương Nghĩa (Phường Thượng Lý, Q.Hồng Bàng) 3.000.000đ; Cty TNHH Tân Thuận Phong (Nam Sơn, huyện An Dương) 10.000.000đ; Cty CP Hòa Anh (Phường Máy Chai, Q.Ngô Quyền) 5.000.000đ; Cty TNHH Thương mại Hải Đăng (Phường Quán Trữ, Q.Kiến An 5.000.000đ; Cty CP IDC (266K Trần Nguyên Hãn) 5.000.000đ; Cty TNHH Sợi tổng hợp Hai Long 5.000.000đ; Chi cục Bảo vệ môi trường Hải Phòng 5.000.000đ; Cty CP Văn phòng phẩm Hải Phòng (phường Hưng Đạo, Q.Dương Kinh) tặng 2.500 cuốn tập trị giá 22.000.000đ; Cty TNHH quốc tế Đông Thăng Hải Phòng (Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) tặng 100 áo gió. 

Các đơn vị và độc giả tại TP.HCM: Cty TNHH TM Duy Tân (B6 đường số 4, P.7, Q.Gò vấp) 5.000.000đ; Cty TNHH TM Dược phẩm Ngọc Việt (183 Lê Văn Long, P.Tân Kiểng, Quận 7) 5.000.000đ; Cty TNHH TM Dược phẩm Thiên Kim (48 Hoàng Diệu, Q4) 5.000.000đ; Cty TNHH TM Dược phẩm Kim Phúc (109 Tân Vĩnh, P6, Q4) 5.000.000đ; Trần Thị Thanh Hương (Nhà hàng Bạch Dương, 30 Võ Văn Tần, Q.3) 3.000.000đ; Cty TNHH TM Dược phẩm Duy Anh (36 đường 17B, Bình Trị Đông B, Bình Tân) 5.000.000đ; Bạn Quốc (Q.Bình Thạnh) 1.000.000đ; Bạn Nguyên và Lan Anh (Q7) 2.000.000đ; Bạn Hương (Q7) 2.000.000đ; Ông Nguyễn Văn Đàm 4.500.000đ; Bạn Bích và các bạn 23.000.000đ; Bạn Hương Mạnh (Phú Mỹ Hưng, Q7) 5.000.000đ; Bạn Trần Thị Thanh Thủy (Q.Bình Thạnh) 1.000.000đ; Bạn Lương Y khoa, Thủy Phương và các bạn 34.000.000đ và 100 cái chăn bông; Bạn Huỳnh Ngọc Tài - Cty TNHH Dược phẩm Việt Úc gửi 5 triệu đồng; Bạn Huỳnh Kim Khánh tặng 1 triệu (cho gia đình cô giáo Hoa); Bạn Lê Thị Hải Yến (Cty TNHH TM Thái Hà góp số tiền là 2 triệu đồng; Cty Dược phẩm Phượng Hoàng (39 Giải Phóng, F4,Q.Tân Bình) 20.000.000đ; Cty Dược phẩm Liên hợp ủng hộ 50 cái màn.

Báo NNVN đã cùng các đơn vị đi cứu trợ đồng bào từ 29-31/10 tại: 

  • Bà con xã Phương Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh) đợt 1 (ngày 29/10): 300 phần gồm (1,5 tấn + 100 chăn, 100 áo gió + quần áo cũ)+ thuốc tây trị giá 5 triệu, + 2500 cuốn tập (trị giá 22 triệu), biếu mẹ liệt sĩ Lê Thị Lục 2,5 triệu đồng; đợt 2 (ngày 30/10): 800 phần quà gồm: 4 tấn gạo, 80 màn, 320 chăn bông, 200 chiếu + mì ăn liền 20 thùng + áo gió 200 cái + và 300 kg quần áo. Tổng tiền mặt biếu các hộ nghèo khó 7 triệu đồng; Nhờ VPĐD báo NNVN gửi biếu gia đình cô giáo Hoa (Hương Thủy) 6 triệu đồng; Tặng trường tiểu học Phương Mỹ: 4 thùng sơn để sơn lại trường, 1 thùng bóng đèn Néon + các đồ hộp bảng điện,
  • Xã Đức Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh): 1,5 tấn gạo + 100 áo gió + 30 chăn + quần áo
  • Xã Khánh Sơn (Nam Đàn, Nghệ An) 1,5 tấn gạo + 100 áo gió + 160 màn + quần áo + 5 thùng bánh gạo;
  • Xã Nam Cường (Nam Đàn, Nghệ An): 1 tấn gạo + 100 áo gió + 80 màn

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm