| Hotline: 0983.970.780

10 nước Ả rập trừ Thổ Nhĩ Kỳ ký cam kết ủng hộ liên minh chống IS

Thứ Sáu 12/09/2014 , 16:26 (GMT+7)

10 nước Ả rập đã nhất trí tham gia vào liên minh đứng đầu là Mỹ nhằm đánh đổ nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS).

Website chính thức của Bộ ngoại giao Mỹ đưa tin sau cuộc họp của Ngoại trưởng Mỹ với những người đồng cấp Ả rập.

“Các nước tham gia đồng minh đã nhất trí mỗi bên sẽ thực hiện những phần việc của mình trong cuộc chiến tổng hợp đánh lại IS, trong đó sẽ có những việc như: Ngăn chặn sự di chuyển của các tay súng nước ngoài qua các nước láng giềng, có biện pháp chống lại việc tài trợ tài chính cho IS và những thành phần cực đoan bạo lực khác, xóa bỏ ý thức hệ cấy ghép sự hận thù của chúng, chấm dứt việc miễn trừ luận tội trừng phạt chúng, đưa những kẻ phạm tội ra xét xử, đóng góp cho nỗ lực cứu trợ nhân đạo, trợ giúp cho việc tái thiết và tái khôi phục các cộng đồng đã từng bị IS hành xử tàn bạo, hỗ trợ cho các quốc gia đang phải đối mặt với hiểm họa IS ở tình trạng cấp bách nhất, và nếu có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau trong chiến dịch quân sự phối hợp chống IS”, tuyên bố nêu rõ.

Theo văn bản này, liên minh sẽ gồm có Ả rập Xê út, Bahrain, Cô-oét, Oman, Qatar, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ai cập, Iraq, Jordan và Li-băng, Ria Novosti đưa tin.

BBC dẫn tin sau cuộc đàm phán với các nước Ả rập, Mỹ và các nước Ả rập đã ra một thông cáo chung khẳng định “cam kết chung sẽ liên minh chống lại mối hiểm họa của tất cả các loại khủng bố” và các thành viên “đã thảo luận một chiến lược diệt trừ IS cho dù chúng ở đâu, kể cả trong Iraq và Syria”.

Tuy nhiên, thành viên của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ cũng có mặt tại hội nghị Jeddah nhưng đã không ký vào tuyên bố chung này. Ngoại trưởng Mỹ Kerry chỉ nói rằng nước đồng minh quan trọng này của Mỹ đang gặp phải một số “vấn đề nhạy cảm” nhưng vẫn “rất tích cực tham ra và đã từng tham gia rất tích cực”.

Sở dĩ Thổ Nhĩ Kỳ không ký vào tuyên bố chung này và cũng không muốn lãnh vai trò lớn trong liên minh là vì có tin 49 công dân Thổ đang bị IS cầm giữ làm con tin.

Nga đã từng cảnh báo Mỹ không nên mở rộng chiến dịch không kích từ Iraq sang nước láng giềng Syria. Bộ ngoại giao Nga từng nói bất kể hành động nào không có sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an sẽ là “hành động xâm lược” và “vi phạm nghiêm trọng” luật pháp quốc tế.

Ông Obama đã xin với Quốc hội Mỹ phê chuẩn cho một dự luật huy động 500 triệu USD cho việc tăng cường đào tạo và trang bị vũ khí cho các nhóm nổi dậy trung hòa của Syria để họ có thể chống lại IS.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, là người của phe Đảng Cộng hòa, John Boehner đã ủng hộ cho động thái trên của ông Obama: “Vào thời điểm này, điều quan trọng là phải trao cho Tổng thống những gì mà ông ấy đòi hỏi.”

Mỹ đã tiến hành hơn 150 đợt không kích vào IS và đã gửi hàng trăm cố vấn quân sự đến hỗ trợ chính quyền Iraq và các lực lượng người Kurd. Tuy nhiên, Mỹ luôn phủ định việc gửi quân tham chiến trên thực địa.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.