| Hotline: 0983.970.780

10 xu hướng thực phẩm của thế giới hiện nay

Chủ Nhật 10/07/2022 , 10:06 (GMT+7)

Dù được xem là thị trường khó tính, EU là nơi mà nhiều nông sản trên thế giới muốn tiếp cận bởi dư địa lớn, giá trị thương mại cao.

Châu Âu là thị trường có khâu hậu kiểm được kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu cao.

Châu Âu là thị trường có khâu hậu kiểm được kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu cao.

Theo ông Trần Văn Công, Tham tán Nông nghiệp của Việt Nam tại châu Âu, mỗi năm, thị trường châu Âu nhập khẩu rau củ quả khoảng 120 tỷ USD, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả toàn cầu. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam sang châu Âu chỉ đạt khoảng 190 triệu USD, chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

Trong cơ cấu rau củ quả Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu, sản phẩm tươi chiếm khoảng 70%, sản phẩm chế biến chiếm 30% (nước ép trái cây, nước ép đông lạnh chiếm tỉ trọng lớn). Người dân châu Âu đang có xu hướng tiêu dùng xanh và có nhu cầu cao với thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe, sản phẩm thực vật để thay thế sản phẩm động vật.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, TS Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam thông tin, EU đặc biệt lưu tâm đến các mức dư lượng tại cả sản phẩm quả tươi lẫn sản phẩm chế biến, đồ khô.

“Vừa qua, tại phiên họp thứ 83 Ủy ban SPS-WTO, chúng tôi đã làm việc với EU về vấn đề này. Phía bạn cam kết phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để tăng cường thông tin, cũng như thống nhất các biện pháp kiểm soát, thông báo, nhằm thúc đẩy giao thương nông sản”, ông Nam nói.

EU cũng là khu vực có nhiều thông báo SPS nhất với Việt Nam trong vòng 6 tháng đầu năm 2022, cùng với Nhật Bản, Brazil, Canada và Mỹ. Lãnh đạo SPS Việt Nam cho rằng, điều này phù hợp với quy luật vận động trên trường quốc tế hiện nay.

Ngoài vấn đề về dư luọng, ông Hoàng Xuân Khang, đại diện Công ty international Fresh Group, đơn vị chuyên sản xuất và nhập khẩu rau, củ, quả tại thị trường châu Âu chia sẻ, khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU là các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy suất nguồn gốc.

Để thâm nhập sâu hơn vào thị trường khó tính này, ông Khang đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước đề ra các chính sách giúp đỡ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, để đạt các chứng nhận về tiêu chuẩn, cơ sở hạ tầng cơ bản. Đó là bước tiền đề, trước khi chọn mặt hàng và chiến lược marketing phù hợp.

Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, ông Khang lưu ý tới khâu thiết kế mẫu mã, bao bì phù hợp với thị trường châu Âu. Trong đó, vấn đề thân thiện với môi trường là một trong các yếu tố được phía bạn đặc biệt quan tâm.

“Đối với sản phẩm chế biến, Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận thị trường châu Âu bằng sản phẩm rau củ quả đông lạnh hoặc đóng lon. Người tiêu dùng tại đây ưu tiên sự tiện lợi trong cách thức chế biến”, Tham tán Nông nghiệp của Việt Nam tại châu Âu Trần Văn Công bày tỏ.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao gợi mở 10 xu hướng thực phẩm của thế giới hiện nay.

Thứ nhất, hiện nay người dân toàn cầu đang có xu hướng quan tâm thực phẩm dựa trên thực vật (plant-based), thực phẩm tốt cho sức khỏe và đạm thay thế.

Thứ hai, vai trò của vi sinh vật ngày càng được chú trọng, qua đó những yếu tố có lợi cho vi sinh vật và đường ruột được người tiêu dùng quan tâm hơn.

Thứ ba, người tiêu dùng đang có xu hướng trở về với “cội nguồn”, tìm đến những thực phẩm là lợi thế của địa phương.

Thứ tư, yêu cầu về việc được trải nghiệm thực phẩm đang dần trở nên cực kỳ quan trọng.

Thứ năm, người tiêu dùng đang đề cao trách nhiệm chung trong việc hình thành mạng lưới thực phẩm tin cậy, minh bạch, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.

Thứ sáu, sau đại dịch Covid-19, thói quen tiêu dùng của người dân đang có sự thay đổi mạnh mẽ.

Thứ bảy, công nghệ mới trong ngành chế biến thực phẩm phải luôn sẵn sàng với những công đoạn cá nhân hóa dinh dưỡng, sinh học hay yếu tố protein thay thế.

Thứ tám, việc nâng cao chất lượng thực phẩm bằng chế biến có thể góp phần tăng giá sản phẩm đi kèm tăng chất lượng, đồng thời sẽ giúp chống lãng phí thực phẩm.

Thứ chín, mối liên kết giữa tiếng nói của người tiêu dùng với các thương hiệu ngày càng được hình thành chặt chẽ hơn. Người tiêu dùng sẽ kiểm soát tính pháp lý, chất lượng và việc phát triển bền vững của các thương hiệu thực phẩm.

Thứ mười, cách chọn lựa thực phẩm sẽ hình thành thương hiệu cá nhân. Người tiêu dùng hiện đang có xu hướng áp yếu tố cá nhân hóa vào quyết định mua hàng.

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội là điểm tựa vững chắc của nhân dân

Tổng Bí thư nhấn mạnh cần xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vững mạnh về chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, khoảng 7.500 tỷ đồng/năm

Trong công văn số 13900/BTC-CST, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết mới, kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ ngày 1/1/2026.

Bộ giống chất lượng là tiền đề đưa lâm nghiệp Nghệ An bay cao

Muốn vươn tầm thành thủ phủ lâm nghiệp của cả nước, bên cạnh công tác thu hút đầu tư, Nghệ An phải nâng cấp bộ giống cây lâm nghiệp đang trên đà suy thoái.