| Hotline: 0983.970.780

30 nông dân tốt nghiệp lớp FFS - IPHM trên cây sầu riêng

Thứ Bảy 12/10/2024 , 10:57 (GMT+7)

Những nông dân trồng sầu riêng tại Đắk Lắk được tập huấn sử dụng cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, theo dõi diễn biến bệnh trên sầu riêng.

Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung vừa phối hợp cùng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, tổ chức bế giảng lớp huấn luyện nông dân về FFS - IPHM trên cây sầu riêng năm 2024.

Đây là lớp tập huấn FFS - IPHM trên cây sầu riêng đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk với 30 học viên là nông dân. Qua 14 buổi học tập, giảng viên đã triển khai các nội dung huấn luyện cho nông dân trên cây sầu riêng. Các học viên tích cực tham gia cùng tổ điều tra đồng ruộng và sôi nổi trong mỗi ngày học, nhất là khi phân tích đánh giá kết quả quan sát điều tra hệ sinh thái vườn sầu riêng và đề ra giải pháp thực hiện.

Ông Lương Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung phát biểu tại buổi bế giảng. Ảnh: Quang Yên.

Ông Lương Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung phát biểu tại buổi bế giảng. Ảnh: Quang Yên.

Qua lớp tập huấn, học viên đã tiếp thu và nắm vững các kiến thức đã học như: Sử dụng cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, theo dõi diễn biến bệnh trên sầu riêng, diễn biến thiên địch… đồng thời áp dụng vào sản xuất sầu riêng và vận động bà con địa phương cùng thực hiện.

Ông Lương Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung cho biết, Việt Nam đang hướng đến nền nông nghiệp trách nhiệm, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng nông sản, gia tăng năng lực sản xuất cho người nông dân cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Quan trọng hơn, đó là một nền nông nghiệp có an toàn, vì cộng đồng.

Lãnh đạo Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung trao chứng nhận cho các học viên. Ảnh: Quang Yên.

Lãnh đạo Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung trao chứng nhận cho các học viên. Ảnh: Quang Yên.

Theo ông Tuấn, các học viên là nông dân, người tham gia sản xuất trực tiếp. "Sau lớp tập huấn các học viên đã biết hơn, hiểu hơn về cây sầu riêng. Họ được thực hành ngoài đồng ruộng, được cầm tay chỉ việc. Mỗi học viên cần vận dụng tốt những kiến thức đã học được để giúp cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành hàng sầu riêng nói riêng được phát triển ổn định”, ông Tuấn nói.

Xem thêm
Chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật ưu việt cho người chăn nuôi gà

THÁI NGUYÊN Việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thực tế sẽ giúp ngành chăn nuôi Thái Nguyên phát triển bền vững trong xu thế hội nhập quốc tế.

Bí mật bên trong những chuyến xe chở nội tạng trâu bò, lợn gà

Cơ quan chức năng các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ liên tiếp phát hiện các vụ việc buôn bán nội tạng trâu bò, lợn gà không đảm bảo vệ sinh thú y.

Chuyển đổi số trên nương chè: Minh bạch trong quản lý mã số vùng trồng

THÁI NGUYÊN Mã số vùng trồng là 'tấm visa' giúp cây chè được các nước chấp nhận và tạo thuận lợi thông quan. Tuy nhiên, nếu gian dối sẽ bị tuýt còi, thậm chí mất thị trường.

Bình luận mới nhất