| Hotline: 0983.970.780

4 thương hiệu Tập đoàn BRG được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Thứ Năm 13/10/2022 , 16:56 (GMT+7)

Trước đó, cả bốn thương hiệu này của Tập đoàn BRG cũng đã xuất sắc giành được danh hiệu 'Thương hiệu Quốc gia' vào năm 2020.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG nhận danh hiệu 'Sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022'. Ảnh: Quang Anh.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG nhận danh hiệu “Sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022”. Ảnh: Quang Anh.

Trong khuôn khổ lễ công bố “Thương hiệu Quốc gia 2022”, Tập đoàn BRG với 4 thương hiệu gồm: Đầu tư và Quản lý sân gôn và Đầu tư và Quản lý khách sạn; Tổng Công ty Thương mại Hà Nội – CTCP (Hapro); Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu đã vinh dự được nhận danh hiệu “Thương hiệu Quốc gia” sau nhiều vòng xét chọn đánh giá khắt khe của Bộ Công Thương và Hội đồng Thương hiệu Quốc gia.

Trước đó, cả bốn thương hiệu này cũng đã xuất sắc giành được danh hiệu “Thương hiệu Quốc gia” vào năm 2020.

Việc liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2020 và 2022 là một dấu mốc ấn tượng, ghi nhận những nỗ lực và cống hiến không ngừng với sứ mệnh nâng tầm tiêu chuẩn sống người Việt trên hành trình 30 năm hình thành phát triển của Tập đoàn BRG, một trong những tập đoàn kinh tế, dịch vụ tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam và là một công dân doanh nghiệp kiểu mẫu khi đảm bảo cuộc sống cho gần 22.000 cán bộ nhân viên, tương đương 22.000 gia đình Việt và hàng nghìn người thân, đồng thời luôn nộp ngân sách đầy đủ và đúng hạn.

Thương hiệu Đầu tư và Quản lý sân gôn của Tập đoàn BRG đã và đang nỗ lực đưa hình ảnh về điểm đến gôn tốt nhất tới cộng đồng yêu môn thể thao tinh hoa này trên toàn thế giới, đóng góp mạnh mẽ vào công tác phát triển môn thể thao gôn cũng như du lịch gôn tại Việt Nam. Hiện tại, Tập đoàn BRG đang sở hữu chuỗi hệ thống 7 sân gôn đẳng cấp đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế và đang tiếp tục phát triển thêm các dự án sân gôn mới. 

Cuối tháng 8 vừa qua, việc tổ chức thành công giải đấu tầm cỡ châu lục BRG Open Golf Championship Danang 2022 đã trở thành bước tạo đà mạnh mẽ để gôn Việt Nam phát triển hơn nữa trong thời gian tới, là lời khẳng định Việt Nam hoàn toàn tự tin đăng cai những sự kiện gôn tầm cỡ, góp phần quảng bá du lịch cũng như hình ảnh đất nước và con người Việt Nam tới bạn bè thế giới.

Thương hiệu Đầu tư và Quản lý khách sạn của Tập đoàn BRG chịu trách nhiệm phát triển những dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng đẳng cấp, mang tới những trải nghiệm độc đáo, ấn tượng cho các khách du lịch cao cấp và siêu cấp. Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế đều được Tập đoàn BRG lựa chọn kỹ càng các thương hiệu vận hành hàng đầu thế giới nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cao nhất. Thời gian tới, Tập đoàn BRG sẽ tiếp tục đưa một thương hiệu cao cấp nhất trong lĩnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng đến với Việt Nam để phục vụ các khách du lịch siêu cấp khi Việt Nam đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách du lịch cao cấp.

Bên cạnh đó, Tập đoàn BRG cũng đang trực tiếp vận hành và phát triển hệ thống khách sạn nội địa trên khắp cả nước, nhằm đa dạng hóa trải nghiệm cho mọi đối tượng khách hàng và gia tăng các lợi thế cạnh tranh trên thị trường du lịch nghỉ dưỡng.

Đại diện Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) nhận danh hiệu 'Sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022'. Ảnh: Quang Anh.

Đại diện Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) nhận danh hiệu “Sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022”. Ảnh: Quang Anh.

Thương hiệu Hapro của Tổng công ty Thương mại Hà Nội – CTCP đã vô cùng quen thuộc với “Thương hiệu Quốc gia” khi đây đã là lần thứ bảy liên tiếp thương hiệu này được vinh danh.

Trong suốt những năm qua, Hapro luôn nỗ lực không ngừng xây dựng và phát triển các sản phẩm nông sản thế mạnh của Việt Nam như: gạo, hạt điều, cà phê… nhằm tiếp cận không chỉ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu đi rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, gạo Hapro đã trở thành sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước yêu thích, góp phần đưa thương hiệu Hapro trở thành thương hiệu xuất khẩu uy tín với thị trường tại gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt hàng trăm triệu USD.

Một thương hiệu nổi bật khác trong hệ sinh thái Tập đoàn BRG được tôn vinh Thương hiệu Quốc gia là gốm Chu Đậu của Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu. Gốm Chu Đậu là dòng gốm cổ cao cấp của Việt Nam với gần 600 năm lịch sử và nhiều cổ vật hiện đang được trưng bày tại 46 viện bảo tàng nổi tiếng ở 32 quốc gia.

Khát khao được viết tiếp trang sử đầy tự hào của dòng gốm đã làm rạng danh thương hiệu Việt Nam trong quá khứ, Tập đoàn BRG đã và đang gìn giữ, phát triển gốm Chu Đậu với tất cả tâm huyết để gốm Chu Đậu không chỉ phát triển mạnh trong nước mà còn xuất khẩu mạnh mẽ tới gần 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đại diện Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu nhận danh hiệu 'Sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022'. Ảnh: Quang Anh.

Đại diện Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu nhận danh hiệu “Sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022”. Ảnh: Quang Anh.

Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển Thương hiệu Quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Việc tham gia chương trình là một quá trình để doanh nghiệp đánh giá toàn diện các hoạt động, kết quả sản xuất và kinh doanh và chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua hệ thống tiêu chí của Chương trình; từ đó khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ và theo đuổi các giá trị cốt lõi của Chương trình, đó là Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo – Năng lực tiên phong.

Trải qua 19 năm phát triển, chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã đạt được những thành quả tích cực, thu hút sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước, tôn vinh các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tiêu biểu, giúp thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ khẳng định chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước mà còn đưa thương hiệu đó lên một tầm cao mới để có thể cạnh tranh bình đẳng trên thị trường quốc tế.

Năm 2022, mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn do dịch COVID-19 cũng như tình hình địa chính trị bất ổn trên thế giới, kỳ xét chọn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ 8 tiếp tục thu hút được sự quan tâm tham gia của trên 1.000 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề lĩnh vực khác nhau trên cả nước. Trong đó, Ban tổ chức đã lựa chọn ra 172 doanh nghiệp xứng đáng với tổng số 325 sản phẩm để vinh danh và trở thành những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm