| Hotline: 0983.970.780

40 năm đồng hành với ngành điều

Thứ Sáu 04/12/2015 , 06:37 (GMT+7)

Ông Phạm Đình Thanh, hội viên Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã dành gần hết cuộc đời mình cho sự nghiệp phát triển ngành điều tại VN.

08-52-53_img_0943
Ông Thanh lật giở những tài liệu về cây điều ông còn lưu giữ từ 40 năm trước

Năm nay đã bước sang tuổi 78 nhưng ông vẫn hăng say nghiên cứu và tiếp tục cho ra mắt những cuốn sách chuyên sâu về kỹ thuật chế biến điều…

Vài ngày trước, tại Hội nghị điều quốc tế Việt Nam lần thứ 7, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas thắc mắc với chúng tôi: “Hôm nay không thấy bác Phạm Đình Thanh đến dự?”.

Hóa ra, đúng hôm khai mạc hội nghị, ông Thanh bị ốm nên đành miễn cưỡng ở nhà dưỡng bệnh. Đây là một trong những đợt hiếm hoi “ông cụ” 78 tuổi này vắng mặt trước sự kiện liên quan đến Vinacas.

Tìm đến nhà ông, chúng tôi được bảo vệ hướng dẫn lên tầng 4 chung cư nằm trên đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Dù đang mệt, nhưng ông vẫn ra tận cửa đón chúng tôi với nụ cười giòn tan thường thấy.

Trở lại 40 năm trước, lúc ông còn là Quyền Phân viện trưởng Phân viện Đặc sản rừng (thuộc Bộ Lâm nghiệp cũ), cây điều đã bắt đầu được ông nghiên cứu, cùng với những cây đặc sản khác như sa nhân, cánh kiến đỏ, ba kích, thông…

Năm 1976, ngay sau khi giải phóng miền Nam, ông cùng một đoàn nghiên cứu đi xuyên Việt từ ngoài Bắc vào đến Cà Mau để tìm hiểu về cây điều. Lần đầu tiên ông nhìn thấy trái điều là tại Tây Ninh, đánh dấu tình yêu đặc biệt của ông cho loại cây này.

Đến năm 1978, ông được Bộ Lâm nghiệp giao làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về gây trồng, chế biến, sử dụng điều. Đây là thời điểm ông tích lũy được rất nhiều kiến thức về sản xuất, chế biến điều, chuẩn bị cho việc ra đời những cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu.

Tại hội nghị điều lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam (ngày 23, 24/2/1983 tại tỉnh Sông Bé cũ, nay là Bình Dương và Bình Phước), ông được mời đến dự với tư cách “Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu đào lộn hột”.

“Cả cuộc đời của tôi luôn gắn bó với cây điều, đến mức người nhà còn nói tôi rằng, lúc nào cũng “ăn điều, ngủ điều, nghĩ cũng về điều”.
Đam mê lớn nhất đời tôi là nhìn thấy ngành điều ngày càng nâng cao được giá trị, ứng dụng sâu hơn nữa KHKT và công nghệ vào chế biến nhằm sản xuất sạch hơn, hướng đến phát triển bền vững” - Ông Phạm Đình Thanh.

Nhiều phát biểu chuyên sâu của ông về cây điều tại hội nghị đã được đánh giá cao và ứng dụng vào thực tế.

Cùng năm, ông cho ra đời cuốn “Cây đào lộn hột”, một trong những cuốn sách tổng hợp đầu tiên về cây điều tại VN. Thời điểm này sản lượng điều nước ta mới đạt hơn 1.000 tấn hạt, chưa có nhiều thông tin chuyên sâu, vì thế cuốn sách phần nào giúp ích cho những ai quan tâm đến loại hạt thơm ngon này.

Cũng chính vì tình yêu với cây điều, năm 1989, ông đã đưa gia đình vào Nam để sinh sống, với mục đích tiếp cận gần hơn với vùng sản xuất điều lớn nhất cả nước.

Cũng trong năm này, ông đã chắp bút xây dựng dự án nghiên cứu, sản xuất điều tại Việt Nam và được FAO chấp thuận tài trợ kinh phí (dự án UNDP/FAO/VIE85/005).

Năm 1990, ông đại diện cho Xưởng chế biến hạt điều của Cty chế biến lâm sản xuất khẩu (Bộ Lâm nghiệp) tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội Điều VN. Sau đó, ông được bầu làm Tổng Thư ký Vinacas liên tiếp hai nhiệm kỳ II và III.

Ông cũng tham gia Hội đồng về cải tiến máy móc chế biến điều của Vinacas. Năm 1998, với những kinh nghiệm dày dạn, ông được đề cử làm Trưởng ban sửa đổi Tiêu chuẩn hạt điều VN – 4850 (sửa đồi lần 1).

Với đam mê lớn, không ngừng nghỉ với ngành điều, năm 2003 bước sang tuổi 66, ông tiếp tục cho ra đời cuốn sách “Hạt điều: Sản xuất và chế biến”.

Chưa dừng lại, năm 2014 dù đã 77 tuổi, ông vẫn phối hợp với Vinacas cho ra đời thêm cuốn sách chuyên sâu “Kỹ thuật chế biến điều” được giới chuyên môn đánh giá cao.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm