| Hotline: 0983.970.780

5 năm đồng hành cùng NTM

Thứ Ba 05/11/2013 , 10:10 (GMT+7)

Tình hình nông nghiệp, nông thôn TP Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, phát triển đúng hướng; đời sống người nông dân đã được cải thiện, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của tập thể Chi cục Phát triển nông thôn.

Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1896/QĐ-UBND ngày 7/11/2008 của UBND TP Hà Nội trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị Chi cục Hợp tác xã và PTNT Hà Tây, Chi cục Hợp tác xã & PTNT Hà Nội và Phòng Chính sách thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội.

Sau 5 năm triển khai Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương và 3 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của toàn thể nhân dân và một phần đóng góp có hiệu quả của tập thể Chi cục Phát triển nông thôn, tình hình nông nghiệp, nông thôn TP Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, phát triển đúng hướng; đời sống người nông dân đã được cải thiện:

Về nông nghiệp: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, so với năm 2008, hiện nay: Trồng trọt: 44,6% (giảm 7%); Chăn nuôi: 52,3% (tăng 5.8%); Dịch vụ nông nghiệp: 3,1% (tăng 1,2%). Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 đạt 199,2 triệu đồng/ha tăng 128,84 triêu đồng/ha. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đưa công nghệ cao, cơ giới vào sản xuất, các chương trình sản xuất hàng hóa chất lượng cao được đẩy mạnh.


Ông Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm một làng nghề

Công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) được coi là khâu đột phá được chỉ đạo quyết liệt, đến nay, toàn TP đã thực hiện DĐĐT giao ruộng cho các hộ gia đình nông dân được 41.061/75.258 ha, đạt 54,56%; riêng năm 2012, đã DĐĐT được 35.663,39 ha, đạt 183,41% kế hoạch.

Nhờ DĐĐT qui hoạch lại giao thông mương máng nội đồng, thuận lợi hơn cho áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nên năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn trước khi DĐĐT nhiều, được nông dân rất phấn khởi đồng tình cao.

Hiện nay, trên địa bàn TP đã hình thành nhiều cánh đồng mẫu lớn, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hình thức tích tụ ruộng đất hiệu quả cao đã và đang liên tục ra đời như: mô hình sản xuất hoa, rau an toàn, chăn nuôi xa khu dân cư, nuôi trồng thủy sản... đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Về xây dựng NTM: Đến nay, 100% số xã phê duyệt Qui hoạch và Đề án xây dựng NTM; 21 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí; 94 xã đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí; 187 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-13 tiêu chí; 89 xã đạt và cơ bản đạt từ 5-9 tiêu chí; 10 xã đạt và cơ bản đạt dưới 5 tiêu chí. Cơ sở hạ tầng, kinh tế văn hóa xã hội ngày càng củng cố tăng cường và phát triển.

Đời sống nông dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 23,712 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,08% hộ nghèo; tỷ lệ lao động khu vực nông thôn có việc làm ổn định đạt 97,2%; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 42%.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, nông thôn cơ bản không còn nhà dột nát, tỷ lệ hộ dân có nhà kiên cố, khang trang ngày càng tăng. Bộ mặt nông thôn Thủ đô đã có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Do những thành tích đạt được trong 5 năm qua, Chi cục đã được Chính phủ, UBND TP Hà Nội, Thành ủy, Bộ NN-PTNT... tặng nhiều giấy khen, bằng khen cho các cá nhân, tập thể.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Chi cục nhận thấy còn một số tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới là: Việc tham mưu xây dựng chính sách về phát triển kinh tế tập thể, chính sách về xây dựng NTM còn chậm, chưa đáp ứng mong mỏi của cơ sở, trong đó có một phần trách nhiệm của Chi cục.

Vấn đề đổi mới phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX NN diễn ra chậm, nhận thức về HTX mới chưa đầy đủ, nhiều HTX chưa sửa đổi Điều lệ theo Luật HTX năm 2003. Dịch vụ ở HTX chủ yếu vẫn là dịch vụ mang tính cộng đồng cao, dịch vụ với xã viên là chính, ít có cạnh tranh. Số lượng HTX vươn lên kinh doanh ra bên ngoài chưa nhiều, chính sách cán bộ HTX chưa đảm bảo nên cán bộ chưa yên tâm phục vụ HTX.

Công tác chỉ đạo thực hiện một số quy định của Nhà nước về HTX như: Đại hội xã viên, góp vốn tối thiểu, phân chia tài sản, phân loại HTX đôi lúc, đôi nơi làm chưa tốt, việc xử lý các HTX hoạt động yếu kém còn lúng túng. Việc tham mưu đề xuất các giải pháp hỗ trợ xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề còn hạn chế...

Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, Chi cục rút ra một số kinh nghiệm bước đầu để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo: Tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ chỉ đạo của cấp trên; vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế để đạt hiệu quả cao nhất. Chú trọng công tác cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực.

Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và cơ sở để tham mưu xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tốt nội dung công việc. Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công tác cụ thể, phân công rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, đặc biệt là đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.


Một lớp mẫu giáo điển hình ở ngoại thành Hà Nội

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở, thực hiện tốt chế độ báo cáo. Thường xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt khó khăn vướng mắc của cơ sở, để kịp thời tham mưu cho cấp trên tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho cơ sở trong tổ chức thực hiện. Thường xuyên giao ban, sơ kết rút kinh nghiệm để tham mưu chỉ đạo thực hiện, kịp thời đề nghị khen thưởng, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến.

Kỳ vọng của người dân nông thôn rất nhiều, những khó khăn thách thức đang ở phía trước. Trong thời gian tới Chi cục tập trung tham mưu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như:

Tiếp tục làm tốt công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, quản lý ngành nghề và chế biến nông, lâm, thủy sản, quy hoạch ổn định dân cư, Chương trình giảm nghèo trên địa bàn TP.

Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách; đồng thời nâng cao năng lực quản lý điều hành của các HTX nông nghiệp, phát triển mới các hợp tác xã ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn; cần tăng cường đầu tư xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

Thực hiện có hiệu quả các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, các xã dân tộc trên địa bàn TP.

Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng NTM; Thường xuyên chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM; Tập trung huy động các nguồn lực xây dựng NTM; Nâng cao vai trò, trách nhiệm hệ thống chính trị trong xây dựng NTM, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tiếp tục tham mưu UBND TP ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM. Tham mưu TP chỉ đạo các huyện, thị xã hoàn thành thực hiện công tác DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp trong năm 2013 với diện tích 35.194 ha; tổ chức phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa sau khi thực hiện xong DĐĐT.

Tham mưu TP chỉ đạo các huyện, thị xã tập trung chỉ đạo các xã điểm và các xã đã đạt và cơ bản đạt 18 tiêu phấn đấu đến quý IV/2013 cơ bản hoàn thành các tiêu chí NTM; các xã còn lại phấn đấu đến hết năm 2013 đạt từ 1-2 tiêu chí. Tham mưu TP ban hành quy chế công nhận địa phương đạt chuẩn NTM, hướng dẫn phương pháp chấm điểm các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn NTM; thành lập Hội đồng thẩm định công nhận địa phương đạt chuẩn NTM.

Tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy; tổng kết xây dựng mô hình NTM tại các xã làm điểm; tổng kết công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn TP Hà Nội.

Với những bài học kinh nghiệm thực tế được rút ra, với những giải pháp triển khai khoa học, sẽ là tiền đề cho Chi cục góp phần thực hiện thành công Chương trình “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đởi sống nông dân” của Thành ủy cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế- văn hóa-xã hội chung của Thủ đô.

(*): Tác giả hiện là Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm