| Hotline: 0983.970.780

6 kiến nghị của Hà Giang về phát triển đàn ong

Thứ Năm 13/10/2016 , 14:01 (GMT+7)

 Trước việc "xung đột" lợi ích giữa việc tỉnh Hà Giang chủ trương bảo vệ thương hiệu “Mật ong bạc hà” tại 4 huyện vùng cao nguyên đá...

Trước việc "xung đột" lợi ích giữa việc tỉnh Hà Giang chủ trương bảo vệ thương hiệu “Mật ong bạc hà” tại 4 huyện vùng cao nguyên đá Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ với các DN ngoại tỉnh đưa các đàn ong ngoại (ong Ý) lên khai thác mật cây bạc hà, ngày 12/10 Cục Chăn nuôi đã lên Hà Giang tìm hiểu.

Đoàn đã bỏ ra cả buổi sáng ngày 12/10 đi khảo sát thực tế tại một số điểm nuôi ong mật bạc hà tại huyện Quản Bạ. Những năm qua, tốc độ phát triển đàn cũng như sản lượng mật ong của Hà Giang không ngừng được nâng lên.

17-53-30_chuyen-gi-cu-cong-ty-ong-trung-uong-kiem-tr-mo-hinh-nuoi-ong-mt-bc-h-ti-x-thnh-vn-huyen-qun-b
Chuyên gia khảo sát mô hình nuôi ong mật bạc hà
 

Cụ thể, nếu như vào năm 2011, tổng số đàn ong của Hà Giang đạt 19.318 đàn thì đến cuối năm 2015, đã có 27.862 đàn, riêng 4 huyện vùng cao nguyên đá là 19.750 đàn (chiếm 70,9%). Năm 2013, sản phẩm mật ong bạc hà của Hà Giang đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

Từ đó đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc tại 4 huyện cao nguyên đá. Tuy nhiên, việc phát triển vùng nguyên liệu gặp nhiều khó khăn do cây bạc hà rất kén đất và chỉ sinh trưởng từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.

Việc một số người ngoại tỉnh đưa ong ngoại và các giống ong khác ồ ạt lên khai thác mật đã làm suy kiệt nguồn phấn hoa bạc hà, từ đó đã làm suy giảm nguồn mật ong bạc hà được khai thác hàng năm của Hà Giang. Bên cạnh đó, hiện tượng làm giả mật ong bạc hà đã làm mất uy tín của hương hiệu “Mật ong bạc hà”…

Xuất phát từ thực tiễn đó, tỉnh Hà Giang đã kiến nghị với đoàn công tác của Bộ NN– PTNT giúp tỉnh giải quyết 6 vấn đề nổi cộm như sau:

17-53-30_lnh-do-so-nong-nghiep-h-ging-pht-bieu-kien-nghi-voi-don-lm-viec-cu-bo-nong-nghiep
Lãnh đạo Sở NN-PTNT Hà Giang phát biểu kiến nghị
 

Một là, để có chiến lược phát triển nghề nuôi ong lấy mật bạc hà tại 4 huyện cao nguyên đá lâu dài cũng như qui hoạch vùng nguyên liệu nuôi ong bền vững thì việc xác định 1 ha cây bạc hà có thể có thể cung cấp nguồn phấn hoa cho bao nhiêu đàn ong là vấn đề cần thiết.

Hai là, việc các tổ chức, cá nhân mang các giống ong ngoại lên khai thác mật hoa bạc hà có ảnh hưởng tới giống ong nội của Hà Giang như thế nào?

Ba là, theo chỉ dẫn địa lý của sản phẩm, mật ong bạc hà thuộc 47 xã thuộc 4 huyện cao nguyên đá do Cục Sở hữu trí tuệ cấp thì giống ong của Hà Giang duy nhất là giống ong nội. Vậy theo quan điểm của Cục Chăn nuôi thì Hà Giang có nên phát triển các giống ong khác ở vùng cao nguyên đá hay không?

Bốn là, theo Thông tư số 25/2016/TT- TT- BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN- PTNT qui định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Có nên miễn kiểm dịch cho ong mật và sản phẩm mật ong hay không? Để quản lý được số lượng, chất lượng đàn ong của các tổ chức, cá nhân đưa từ nơi khác đến cần phải đảm bảo các thủ tục gì?

17-53-30_mot-ho-nuoi-ong-mt-bc-h-dng-gioi-thieu-ve-kinh-nghiem-nuoi-ong-voi-don-cong-tc
Một hộ nuôi ong mật bạc hà giới thiệu về kinh nghiệm nuôi ong
 

Năm là, giống ong nội được nuôi khai thác mật bạc hà tại 4 huyện cao nguyên đá có khả năng tạo ra sản phẩm mật ong có chất lượng cao và đã được Cục Sở hữu trí tuệ nghiên cứu và khẳng định. Vì vậy, để phát triển bền vững đàn ong nội, đề nghị Bộ NN- PTNT cho chủ trương xây dựng chương trình bảo tồn loài ong này.

Sáu là, cây hoa bạc hà là cây chỉ có duy nhất tại vùng cao nguyên đá của Hà Giang, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu xác định chủng loại, qui trình nhân giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Vì vậy, tỉnh Hà Giang đề nghị Bộ giúp tỉnh xây dựng qui trình nhân giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc loại cây này.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Một xã vùng cao có 26 con trâu bò chết nghi do ung khí thán

NGHỆ AN Nhiều hộ dân tại bản Huồi Mũ của xã Huồi Tụ (Kỳ Sơn, Nghệ An) đang hoang mang khi trâu, bò bỗng dưng chết hàng loạt.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.