| Hotline: 0983.970.780

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Thứ Hai 16/12/2024 , 13:58 (GMT+7)

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng.

Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh

Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh

Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng. Trong bức tranh tổng quan ấy việc xây dựng, củng cố thương hiệu OCOP được xem là nền tảng, bệ phóng để đẩy nhanh Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, mà trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể đảm nhận.

Sau 6 năm nhìn lại, thấy rằng Nghệ An đã đạt được bước tiến dài trong hành trình chinh phục “đỉnh OCOP” thông qua nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo, có hướng đột phá, từ đó góp phần nâng tầm rõ rệt hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng trên nhiều phương diện, vừa đảm bảo dồi dào về mặt số lượng, lại phong phú về thể loại, chất lượng. Điều này góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân nông thôn, đồng thời cụ thể hóa nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới.

OCOP Nghệ An có bước chuyển toàn diện qua 6 năm. Ảnh: Ngọc Linh.

OCOP Nghệ An có bước chuyển toàn diện qua 6 năm. Ảnh: Ngọc Linh.

Theo ghi nhận của Báo Nông nghiệp Việt Nam, quá trình tổ chức, đánh giá phân hạng các sản phẩm OCOP năm 2024, Nghệ An đã lựa chọn được thêm 83 sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên, qua đó lũy kế số sản phẩm OCOP toàn tỉnh lên 634, con số thực sự ấn tượng, đủ đưa địa phương nay vươn lên tốp 2 cả nước (chỉ đứng sau thành phố Hà Nội) về triển khai Chương trình OCOP.

Đây thực sự là kỳ tích nếu quay ngược thời gian về mốc khởi đầu, lúc bấy giờ Nghệ An đối diện với quá nhiều thách thức, gian nan, số đông chủ thể còn mơ hồ về “khái niệm OCOP” nên việc hoạch định chiến lược, xây dựng đường đi nước bước không hề giản đơn, kết hợp tiềm lực tài chính hạn hẹp vô hình trung tạo nên áp lực chất chồng.

Muốn tháo gỡ nút thắt nhất thiết cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kết hợp tinh thần vượt khó của những chủ thể trực tiếp tham gia. Dưới sự chỉ đạo sát sao của HĐND, UBND tỉnh Nghệ An, Sở NN-PTNT cùng các đơn vị liên quan đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn chi tiết, rạch ròi đến các thành phần thụ hưởng để nắm rõ tổng quan, nội hàm chương trình, biết mình nằm ở vị thế nào, được hưởng lợi ra sao, từ đó đề ra phương án, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn.

Nhiều mặt hàng nông nghiệp đặc trưng đã gầy dựng được thương hiệu. Ảnh: TL.

Nhiều mặt hàng nông nghiệp đặc trưng đã gầy dựng được thương hiệu. Ảnh: TL.

Mặt khác, tỉnh Nghệ An cũng linh hoạt ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực để tạo động lực kích cầu. Bám vào đây, các chủ thể đã mạnh dạn tiếp cận nền tảng khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị chuyên dụng nhằm chuyển đổi hình thức sản xuất từ nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn.

“Nếp nghĩ” thay đổi đã tạo nên bước chuyển căn cơ, thể hiện qua việc hình thành nhiều chuỗi sản xuất giá trị như mía đường, chè, cam; đã thu hút được hàng chục doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân để sản xuất các mặt hàng có giá trị như lúa gạo, chè, mía, sắn, bò sữa…

Hiện toàn tỉnh có khoảng 300 Hợp tác xã, trên 120 Tổ hợp tác, khoảng 140 trang trại duy trì liên kết bền chặt với các doanh nghiệp uy tín, một khi đầu ra được giải quyết ổn thỏa ắt giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản sẽ tăng cao, bấy nhiêu thôi đủ thấy sự khác biệt của Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên đất Nghệ An.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.