| Hotline: 0983.970.780

Khả năng có thêm nhiều ca mắc mới nhưng không nên quá lo lắng

Thứ Năm 28/01/2021 , 14:37 (GMT+7)

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, kết quả đợt xét nghiệm tối nay có khả năng thêm nhiều ca dương tính nữa, nhưng không nên quá lo lắng...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành tăng cường chống dịch theo chỉ đạo; rà soát kĩ các kịch bản chống dịch.

Các tỉnh cần nghiêm túc, tinh thần sẵn sàng, lường trước các sự cố, nếu thực hiện nghiêm thì có thể tránh được trường hợp đáng tiếc.

Theo Phó Thủ tướng, cần cảnh giác cao độ, đặt câu hỏi liệu có tỉnh nào sẽ xảy ra trường hợp ổ dịch giống Chí Linh, Hải Dương không?

Kết quả đợt xét nghiệm tối nay có khả năng thêm nhiều ca dương tính nữa. Nhưng không nên quá lo lắng vì Quảng Ninh và Hải Dương đã chủ động khoanh vùng. Ngoài ra, khu vực biên giới cũng đã chủ động thiết lập các khu phong tỏa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các tỉnh thành cảnh giác cao độ khi đối phó với dịch Covid-19. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các tỉnh thành cảnh giác cao độ khi đối phó với dịch Covid-19. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hải Dương cần xác định khu phong tỏa theo tình hình thực tiễn. Theo Phó Thủ tướng, các tỉnh/thành cần thực hiện một số yêu cầu sau:

1. Phong tỏa bất tiện nhưng là cần thiết, nếu ngại khó thì không lường được hậu quả. Cần nêu cao tinh thần phát hiện ban đầu là phải khoanh vùng ngay lập tức.

2. Hải Dương phải giữ bằng được bệnh viện vì chủng mới lây rất nhanh. Hệ thống y tế, y bác sĩ cần nâng cao cảnh giác lên hơn 1 mức so với trước kia. Tuyệt đối không được để như Đà Nẵng.

3. Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang nơi công cộng, kiểm tra, rà soát và xử phạt thật nặng các trường hợp vi phạm.

4. Việc thực hiện mô hình bản đồ khu vực Covid-19 ở các tỉnh làm rất hời hợt, chủ quan. Do đó, cần chấn chỉnh và lãnh đạo phải chỉ đạo quyết liệt, nghiêm túc.

Thủ tướng yêu cầu Hải Dương giãn cách xã hội 28 ngày

Theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong năm 2020, chúng ta đã chung tay kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19. Sang đến năm 2021, virus Corona gây Covid-19 lại xuất hiện biến thể mới trên thế giới. Chỉ trong hai ngày 27–28/1, Việt Nam đã thống kê thêm 82 trường hợp dương tính với Covid-19.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu phong tỏa TP. Hải Dương và áp dụng nghiêm Chỉ thị 16, đồng thời thực hiện giãn cách xã hội 28 ngày tại tỉnh, kể từ 0h ngày 28/1.

Đối với tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng yêu cầu tạm dừng hoạt động cảng Vân Đồn từ 0h ngày 28/1. Thêm vào đó, Thủ tướng yêu cầu tỉnh phong tỏa và áp dụng nghiêm Chỉ thị 15.

"Tạm dừng các hoạt động không cần thiết. Yêu cầu người dân đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập. Yêu cầu Bộ Y tế tăng cường hỗ trợ tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh", chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ.

***

Ngay trong sáng 28/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã triệu tập cuộc họp khẩn về công tác phòng chống Covid-19 tại phòng họp thuộc Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, nơi Đại hội XIII đang diễn ra.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, ngay sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 ở huyện Chí Linh (Hải Dương) và huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), các lực lượng chức năng đã vào cuộc thần tốc và phát hiện thêm nhiều ca mắc mới.

Đến nay đã ghi nhận 72 ca nhiễm tại ổ dịch ở Công ty TNHH POYUN, xã Cộng Hoà, TP. Chí Linh, Hải Dương. Còn tại Quảng Ninh ghi nhận 10 ca nhiễm.

Ngay từ trưa 27/1, Bộ Y tế đã cử ngay các đoàn công tác gồm lãnh đạo và chuyên gia chống dịch của 3 đơn vị, bao gồm Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Môi trường y tế và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tới Hải Dương hỗ trợ địa phương triển khai điều tra, giám sát dịch tễ và các biện pháp khẩn cấp đáp ứng phòng, chống dịch.

Đông đảo phóng viên có mặt tại cuộc họp do Bộ Y tế tổ chức. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đông đảo phóng viên có mặt tại cuộc họp do Bộ Y tế tổ chức. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bộ Y tế và tỉnh Hải Dương đã lập tức vào cuộc thần tốc. Sau đêm 27/1 đến sáng 28/1, các lực lượng y tế và lực lượng chức năng đã khoanh vùng, xác định các đối tượng lấy mẫu. Xác định đây là biến chủng virus, với tốc độ lây lan nhanh, nên mức độ khoanh vùng, truy vết và lấy mẫu được tiến hành rộng hơn và mạnh hơn.

Bộ Y tế cử gần như toàn lực xuống hỗ trợ Chí Linh, Hải Dương, tương tự như cuộc chi viện cho Đà Nẵng.

Trao đổi với phóng viên, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế ghi nhận đây là ổ dịch lớn nhất trong cộng đồng từng được phát hiện.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã chia sẻ với báo chí tại hành lang Đại hội XIII của Đảng vào sáng 28/1. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã chia sẻ với báo chí tại hành lang Đại hội XIII của Đảng vào sáng 28/1. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Khuê cũng cho biết vì mới phát hiện đêm 27/1 nên chưa có nghiên cứu chính xác, chỉ có thể khẳng định các ca bệnh chưa xác định được F0, tốc độ lây lan rất nhanh.

Tình hình dịch bệnh phức tạp nên có khả năng sân bay Vân Đồn phải đóng cửa toàn bộ.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, từ sáng 28/1, hơn 500.000 học sinh, sinh viên toàn tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương được nghỉ học.

Học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ nghỉ học từ ngày 28/1 đến hết 31/1. Sau đó, tùy tình hình thực tế, Sở sẽ có chỉ đạo tiếp theo, bà Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh cho biết.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cũng ký thông báo đồng ý cho học sinh, sinh viên, học viên toàn tỉnh nghỉ học từ ngày 29/1 cho đến khi có thông báo mới.

Từ 12 giờ trưa 28/1, Hải Dương sẽ áp dụng biện pháp cách ly phong tỏa phường Cộng Hòa, áp dụng các biện pháp cách ly xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Toàn địa bàn tỉnh sẽ áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Dừng các hoạt động tập trung đông người. Yêu cầu các cơ sở sản xuất chấp hành nghiêm các quy định phòng dịch...

Được biết, ngày 28/1, ông Nguyễn Dương Thái, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã được Thường trực Ban Bí thư cho phép về tỉnh để chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm