| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 05/11/2015 , 07:35 (GMT+7)

07:35 - 05/11/2015

9 tháng trời chỉ phát hiện 4 vụ tham nhũng!?!

Báo cáo cho thấy, cơ quan chống tham nhũng Trung ương trong suốt 9 tháng trời, chỉ phát hiện 4 vụ việc với số tiền tham nhũng chưa tới 300 triệu đồng.

Báo cáo mới nhất của Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), 9 tháng đầu năm 2015 đã phát hiện 4 vụ việc, 4 cá nhân có hành vi liên quan đến tham nhũng, với số tiền 297 triệu đồng, đã gây bức xúc cho nhiều đại biểu Quốc hội.

Bức xúc, vì toàn xã hội ai cũng biết rằng tham nhũng ngày càng tinh vi.

Tại phiên họp trước đó, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đã chỉ rõ: Tham nhũng lớn xảy ra khi thực hiện các hợp đồng, dự án, phân phối ngân sách, bổ nhiệm chức danh, đấu thầu, và đặc biệt là tham nhũng chính sách. Hành vi này được thể hiện qua việc mua chuộc để sửa đổi văn bản pháp luật, quy hoạch, nhằm mang lại lợi ích cho một nhóm người hoặc một cá nhân. Cấp cao tham nhũng lớn, cấp nhỏ, cấp thấp thì tham nhũng vặt.

Tham nhũng trở thành phổ biến, đến mức có đại biểu đã phải kêu lên rằng trong nhiều cơ quan hiện nay, những người trong sạch, liêm khiết đang trở thành của hiếm và bị cô lập. Tham nhũng đang hàng ngày gặm mòn sinh lực của quốc gia, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.

Cơ quan chống tham nhũng đã được thành lập từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với biên chế hàng nghìn người, hàng năm tiêu tốn một lượng tiền lương không nhỏ của ngân sách. Thế nhưng những vụ tham nhũng lớn đều do nhân dân hoặc báo chí phát hiện. Còn cơ quan chống tham nhũng Trung ương thì trong suốt 9 tháng trời, chỉ phát hiện được có vậy. Số tiền 297 triệu đồng kia, giả sử được thu hồi hết, thì có đủ để trả lương cho bộ máy chống tham nhũng không?

Bức xúc, vì con số trên cho thấy năng lực của cơ quan chống tham nhũng vô cùng yếu, và hiệu quả làm việc của cả bộ máy này rất kém, chứ hoàn toàn không phải là xã hội đã trong sạch đến mức “bói” mãi cũng chỉ ra được 4 cá nhân có hành vi liên quan đến tham nhũng.

Cũng tại phiên họp trước đó, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đã phát biểu: “Theo tôi, cần thành lập một cơ quan điều tra, chống tham nhũng độc lập với cơ quan công an hiện nay và chỉ lập ở cấp Trung ương, trao cho cơ quan này toàn quyền trong việc điều tra các cán bộ cấp cao khi có những dấu hiệu vi phạm. Còn những cán bộ khác vẫn thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan công an”.

Đồng tình với đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, đại biểu Lê Việt Trường cho rằng cần phải hạn chế tiền mặt, tiến tới áp dụng và triển khai sử dụng tài khoản ở ngân hàng để quản lý cán bộ, công chức. Tại các nước tiên tiến, người ta đã hạn chế tối đa tệ nạn tham nhũng thông qua việc kiểm tra các giao dịch ở ngân hàng.

Và, “ngoài ra cũng có thể nghiên cứu thành lập một ủy ban đặc biệt chống tham nhũng như Trung Quốc đã làm. Theo đó thì cơ quan này có những thẩm quyền đặc biệt, không giới hạn như thanh tra, kiểm tra đột xuất, có thể tiến hành nghe lén những cá nhân, tổ chức có dấu hiệu tham nhũng”, đại biểu Lê Việt Trường nhấn mạnh.

Những đề xuất trên được nhiều đại biểu đồng tình. Bởi những việc mà cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc đã làm, qua các phương tiện thông tin đại chúng, hẳn ai cũng biết.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm