| Hotline: 0983.970.780

Đồng khô, mía cháy!

Thứ Ba 12/03/2013 , 10:13 (GMT+7)

Nông dân trồng mía nhiều nơi đang rơi vào tình trạng “lưỡng khổ”. Họ vừa đối chọi với tình trạng cây mía xuống giá nhanh đến chóng mặt, lại phải gồng mình gánh chịu hàng trăm ha mía bị cháy rụi bởi nắng nóng.

Nông dân trồng mía nhiều nơi đang rơi vào tình trạng “lưỡng khổ”. Họ vừa đối chọi với tình trạng cây mía xuống giá nhanh đến chóng mặt, lại phải gồng mình gánh chịu hàng trăm ha mía bị cháy rụi bởi nắng nóng.


Giá thu mua mía đang giảm sút nhanh chóng.

Hàng loạt diện tích mía tới kỳ thu hoạch của nông dân tại 2 huyện Trảng Bom và Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) những ngày qua liên tục bị cháy do khô hạn nặng nề.

Có mặt tại khu vực cánh đồng mía hai bên đường ấp Hưng Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, chúng tôi quan sát chỉ còn trơ gốc và tro đen thui. Nhiều người đội cái nắng giữa trưa để chặt bỏ những cây hư hại mong cứu vụ mùa tới. Một số nông dân ở đây cho hay, khu vực này cháy nhiều lắm, nhất là những nhà có vườn sát mặt lộ thì đều cháy cả. Có vườn mía nằm sát vườn xoài nên khi cháy đã đốt trụi cả chục cây xoài sát kế.

Gia đình anh Hùng tại tổ 6, ấp Hưng Thịnh rầu rĩ: “Nhà có gần 60 ha mía trồng phân tán nhiều nơi. Khu này có khoảng 6 đến 7 ha đều bị cháy hết. Hôm nay vừa mới chặt xong, tôi đang phải tưới nước cho cây phát triển lại”. Theo thông tin từ người dân, nguyên nhân gây cháy rất nhiều, nhưng cái chính là do thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài, cây khô nên dễ bắt lửa. Có vườn thì do đốt rơm rạ, vô ý để lửa tạt qua gây cháy, vườn thì bị tàn thuốc lá người đi đường ném vào cũng dẫn đến phát hỏa. Cũng tại địa bàn này, nhiều gia đình có diện tích lớn đến vài trăm ha như nhà anh Dũng (Dũng mía) bị cháy không ít. Dù không gặp được anh, nhưng nhiều hàng xóm quanh đó cho biết gia đình anh đã bị cháy đến vài chục ha cả vườn ngoài lẫn bên trong.

Người dân cho biết, những cây mía cháy nếu chặt sớm còn cứu vãn chút ít, nhưng nếu để trễ khoảng 1 tuần, thì vườn mía đó coi như bỏ, các nhà máy cũng không thu mua. Xã Hưng Thịnh có trên 800 ha mía, có gần 1/3 diện tích chưa thu hoạch xong. Từ đầu tháng 2 đến nay, trên địa bàn xã đã xảy ra gần 10 vụ cháy, hàng chục ha mía bị thiêu rụi.


Hàng chục hecta mía bị cháy đang gây thiệt hại nghiêm trọng.

Mía cháy khắp nơi, giá bán lại sụt giảm nghiêm trọng. Hiện tại, 1 tấn mía chỉ còn khoảng 450.000-500.000 đồng. Hàng trăm hộ dân trồng mía đang ở trong tình cảnh “tiền bán không đủ tiền công”. Nhiều người quá ngán ngẩm đã quyết định đổi cây trồng.

Chạy dọc tuyến đường khu vực xã Lương Hòa, huyện Bến Lức (Long An) đến huyện Đông Hòa chúng tôi thấy cơ man nào là mía. Thời gian này, nhiều hộ đã bắt đầu cho một vụ mía mới, nhưng tại một số vườn, vẫn còn nhiều diện tích mía nằm “chờ” được bán. Theo một số nông dân ở ấp 6, xã Lương Hòa, do giá mía xuống quá thấp, lại bị thương lái ép giá liên tục, nhiều hộ quyết đợi giá lên. Những năm trước, cây mía dao động trong khoảng từ 700.000-900.000 đồng/tấn, người nông dân còn có lãi, vay vốn để trồng tiếp. Còn năm nay, giá bèo nhèo bằng phân nửa khiến nhà nào nhà nấy lỗ nặng.

Ông Ngô Thanh Tuấn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lương Hòa: “Trước tình hình giá mía thấp như hiện nay, Hội cũng đang cố gắng tạo điều kiện cho bà con vay vốn ngân hàng để tiếp tục trồng trọt. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên tổ chức các đợt huấn luyện nhằm hỗ trợ về kỹ thuật cho bà con nông dân trồng mía nhằm nâng cao năng suất!”.

Gia đình nhà chú Hai ở ấp 6 kể: “Nhà tôi chỉ có hơn 1 ha mía, là cây trồng chính. Vừa rồi bán ra, tính sơ sơ cũng mất gần 30 triệu, chưa kể cả vườn 85 tấn mía mà thương lái chỉ nói có 70 tấn, trong khi đầu tư hết 50 triệu lận”. Không chỉ riêng gia đình chú, ấp này hầu như nhà nào cũng trồng mía, người nhiều thì vài chục ha, ít thì vài ha. Nếu nhà nào mà bán mía gốc (1 cây mía có thể trồng được 3 vụ), thì lỗ ít hoặc họa may huề, chứ còn mía tơ thì lỗ nặng. Sau khi hết 3 vụ của mía gốc, thương lái về thu mua cho người nông dân khoảng 500.000đ/tấn, rồi lại bán lại ngọn để trồng mới với giá lên tới 1-1,2 triệu/tấn. Thành ra, nhiều người thâm niên chung sống với cây này đã quen “3 năm lỗ nặng 1 lần”.

Ông Ba Sơn, người dân trong ấp chia sẻ: “Trồng mía liên tục mất giá thế này ai còn dám trồng. Ở đây nhà nào cũng phải vay vốn ngân hàng, vụ nào cũng chỉ huề hoặc lỗ thế này lấy tiền đâu mà sống. Tôi đành phải chặt bớt để chuyển qua những cây ngắn ngày nhằm có thu nhập”. Hiện tại, gia đình ông có hơn 4 ha đất trồng mía, đã đốn bỏ gần 2 ha để trồng chanh xen đu đủ, vì đây là những cây cho thu nhập nhanh. Trong ấp hiện cũng đã có nhiều hộ bỏ mía và chuyển qua trồng chanh như nhà ông Sơn. Nhiều nông dân ca thán, mới chỉ đầu năm, nhưng người trồng mía đã phải đón nhận rất nhiều tin dữ. Vụ mùa trắng tay, giá mía sụt giảm, nhiều cảnh đời đã khó nay lại càng thêm khổ. Nếu không sớm có biện pháp hỗ trợ từ chính quyền địa phương, thì tỷ lệ các hộ nông dân gắn bó với cây mía chắc chắn sẽ giảm sút một cách nghiêm trọng.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm