| Hotline: 0983.970.780

Biển động, ngư dân vẫn... ra khơi

Thứ Năm 12/06/2008 , 11:00 (GMT+7)

Mỗi năm, ngư dân khu vực miền Trung có 2 vụ đánh bắt, trong đó vụ nam từ ngày 15/4 đến hết tháng 9 là vụ đánh bắt chính với sản lượng chiếm 80% tổng sản lượng đánh bắt cả năm. Vụ cá nam này, giá dầu cao chót vót nhưng vẫn không ngăn được ngư dân ra khơi với quyết tâm…không lỗ!

Một chiếc tàu cá có công suất 70CV, mỗi chuyến ra khơi đánh bắt vài ba tuần phải chi phí nhiên liệu và các loại vật tư khác từ 30 đến 35 triệu đồng (tăng 10 đến 15 triệu đồng so trước). Sản lượng đánh bắt bình quân của tàu qua mỗi chuyến đi khoảng 2 đến 2,5 tấn hải sản các loại, thu về từ 60 đến 70 triệu đồng. Nếu tính chi phí xăng dầu và trả lương cho lao động với mức 2 triệu đồng/người/chuyến thì chỉ hoà vốn. Bởi vậy vụ đánh bắt cá nam năm nay nhiều tàu thuyền phải nằm bờ. Tuy nhiên, “cái khó ló cái khôn”, khoảng 3.320 tàu thuyền của ngư dân Quảng Bình vẫn bền bỉ…ra khơi.

Xã Nhân Trạch (Bố Trạch) có gần 2.000 hộ, trong đó 90% dân số sống dựa vào nghề biển, sản lượng đánh bắt hàng năm đạt khoảng 2.500 đến 2.800 tấn, trong đó chủ yếu đánh bắt vụ cá nam, thu nhập bình quân mỗi hộ ngư dân 30 triệu đồng/năm. Trong 5 tháng đầu năm nay, xã đã mạnh dạn đầu tư thêm gần 10 tàu cá có công suất lớn phục vụ đánh bắt xa bờ đạt sản lượng 1.400 tấn. Ông Trương Quang Vầu, một ngư dân làm ăn giỏi của xã cho hay: “Dù sao thì không thể bỏ biển mà phải nghĩ cách ra biển…”.

Một bến cá ở Bố Trạch

Với suy nghĩ mộc mạc như vậy, ông Vầu duy trì đội tàu 3 chiếc đầu tư trang bị máy móc thiết bị đủ điều kiện đánh bắt xa bờ. Vào vụ khai thác năm nay, ông áp dụng các biện pháp tiết kiệm nhiên liệu, tổ chức đánh bắt hợp lý nên vẫn ổn định sản xuất, lao động trên tàu có thu nhập mỗi năm trên 30 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Lới, chủ tàu đánh cá ở Cảnh Dương (Quảng Trạch) không dấu giếm: “Nét mới trong vụ đánh cá vụ nam năm nay là ngư dân đầu tư chiều sâu tìm luồng cá, sử dụng các thiết bị hiện đại phục vụ cho đánh bắt. Hiện tại ở Bảo Ninh, Nhân Trạch, Đức Trạch... có nhiều chủ tàu đầu tư trang bị máy dò cá ngang, nên sản lượng đánh bắt tăng cao gấp rưỡi so với trước đây. Máy dò cá ngang giúp cho ngư dân phát hiện ngư trường chính xác, tiết kiệm được nhiên liệu (do rút ngắn thời gian trên biển) và nhất là đạt năng suất cao qua từng mẻ lưới…”.

Cũng tại xã Cảnh Dương, người dân đang có sự chuyển dịch cơ cấu lại nghề biển, chú trọng đánh bắt xa bờ kết hợp chế biến và dịch vụ nghề cá. Mặc dầu có khoảng 30 tàu nằm bờ, nhưng sản lượng đánh bắt của xã vẫn ổn định, thu hút gần 6.000 lao động nghề biển. Thời gian gần đây có nhiều ngư dân chú trọng khai thác gần bờ bằng một số nghề mới như giã tôm, bóng mực lá, lưới ghẹ... Cảnh Dương đang hình thành được 4 cơ sở thu mua và xuất khẩu hải sản lớn...

Vừa qua do giá xăng dầu tăng cao nên ngư dân nhiều nơi đầu tư vào nghề lưới ghẹ cho thu nhập cao. Lưới đánh bắt ghẹ là loại lưới 3 mặt, còn gọi là 3 lớp (một lớp ruột và 2 lớp áo), yêu cầu về kỹ thuật lưới ghẹ khá đơn giản, chỉ cần đan trúng mặt lưới và không rách là có thể đánh bắt ghẹ được. Vùng biển Quảng Bình ghẹ thường sống gần bờ (khoảng từ 3 đến 10 hải lý) với trữ lượng khá dồi dào.

 

Xem thêm
Dứa Sri Lanka được xuất khẩu sang Trung Quốc, đâu là cơ hội của Việt Nam?

Dứa là loại trái cây thứ hai của Sri Lanka được tiếp cận thị trường Trung Quốc, sau chuối được cấp phép vào năm 2015.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hành trình 4.000km mang niềm vui đi khắp miền Tổ quốc

Năm 2024, Roadshow Mùa Vàng Thắng Lớn của Công ty CP Phân bón Dầu Khí Cà Mau (PVCFC) mang chương trình quà tặng 21 tỷ đồng đi khắp mọi miền Tổ quốc.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.