| Hotline: 0983.970.780

Vỏ công ty, ruột Xuân Đỉnh

Thứ Tư 09/01/2013 , 09:41 (GMT+7)

Tết Quý Tỵ 2013 đã cận kề nhưng những người làm mứt ở Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) lại tỏ ra không chút mặn mà.

Tết Quý Tỵ 2013 đã cận kề nhưng những người làm mứt ở Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) lại tỏ ra không chút mặn mà. Cảnh nhà nhà đỏ lửa nấu đường làm mứt mỗi khi Tết đến, xuân về chỉ còn trong kí ức người dân nơi đây.

>> Hàng mã nước rút

Nguy cơ mai một

Đi dọc con đường liên xã Xuân Đỉnh, chúng tôi vẫn thấy mứt Tết, bánh kẹo với đủ mọi chủng loại được bày bán nhan nhản. Nhưng căng mắt để tìm mới thấy được một vài hộp mứt Tết nhãn hiệu truyền thống của Xuân Đỉnh. Thay vào đó là sản phẩm của rất nhiều thương hiệu lớn như Hữu Nghị, Bibica hay Kinh Đô… Sự vắng vẻ, đìu hiu của một làng nghề mứt Tết cổ truyền ở Hà Nội khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng.

Theo ông Dương Văn Tân, Trưởng ban Văn hóa - Thông tin xã Xuân Đỉnh, trước những năm 2000, cả xã có gần 150 hộ tham gia làm mứt Tết. Tuy nhiên, đến năm nay, con số này chỉ còn dưới 10 hộ. Công nghệ làm mứt Tết ở đây hoàn được khép từ khâu sản xuất, dán nhãn mác rồi tiêu thụ sản phẩm.

Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, một làng nghề làm mứt truyền thống không thể cạnh tranh được những thương hiệu đã có tên tuổi. Từ trước đến nay, người tiêu dùng đa số tin vào quảng cáo nhiều hơn là trực tiếp sử dụng sản phẩm. “Trên ti vi cứ quảng cáo ầm ầm như thế, người dân sẽ chọn sản phẩm mang thương hiệu chứ hàng truyền thống thì ít người quan tâm lắm”, ông Tân chia sẻ. 

Chưa gây dựng được thương hiệu, làng nghề lại phát triển manh mún, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc mai một của làng nghề. Làng nghề gần như đã biến mất nhưng sự quan tâm của các cấp chính quyền từ xã tới huyện vẫn hết sức hời hợt.

Trong suốt 10 năm qua, chính quyền địa phương chưa sát sao trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn người dân bảo tồn và phát triển thương hiệu. Năm 2002, một số hộ làm mứt trong xã tự đứng lên thành lập “Hiệp hội mứt Tết truyền thống Xuân Đỉnh”. Lúc đó, chính quyền xã Xuân Đỉnh đã đề xuất UBND huyện xin khoảng 2 ha đất để xây dựng trụ sở hiệp hội, quy hoạch làng nghề. Tuy nhiên đề xuất này bị gạt đi với lí do quỹ đất đã hết.

Không có đất quy hoạch, người dân vẫn SX theo kiểu tự phát, không đảm bảo vệ sinh, môi trường bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc hiệp hội ra đời cũng không giúp gì được người dân trong việc bảo tồn làng nghề. Và chỉ vài năm sau, hiệp hội tan rã trước sự bất lực của chính quyền địa phương.

Chúng tôi tìm gặp ông Đỗ Văn Lực, nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội mứt Tết truyền thống Xuân Đỉnh. Chưa kịp hỏi gì, ông đã thở dài ngao ngán: “Làm gì còn ai làm mà gọi là làng nghề truyền thống nữa, khéo năm sau nhà tôi cũng nghỉ làm mất thôi”. Ông Lực là một trong những hộ làm mứt lâu đời và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Công nghệ làm mứt của gia đình ông đã được hiện đại hóa với nhiều loại máy móc. Sau khi hiệp hội tan rã, các hộ làm mứt lại tiếp tục tự “bơi” trong sự canh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường.

"Hồn Trương Ba, da hàng thịt"

Nhưng ở làng mứt Tết Xuân Đỉnh tồn tại một nghịch lí đó là, người dân vẫn nhận đơn đặt hàng làm mứt của các hãng bánh kẹo đang khiến làng nghề biến mất. Bà H, chủ cửa hàng mứt Tết Hồng Hạnh cho biết, từ nhiều năm nay, các công ty bánh kẹo lớn  vẫn "móc ngoặc" với người dân để làm ăn.

Chính quyền địa phương thiếu quan tâm, người dân thì thiếu hiểu biết trong kinh doanh chính là nguyên nhân dẫn tới việc làng mứt Tết Xuân Đỉnh gần như biến mất. Mỗi năm, số hộ làm mứt cứ thế giảm dần. Rồi đến một lúc nào đó khéo phải gỡ bỏ tấm biển “Làng nghề bánh mứt kẹo” mất thôi, bà chủ cửa hàng mứt Tết Hồng Hạnh bùi ngùi.

Theo đó, nguyên liệu SX được các công ty cấp cho người dân để chế biến. Thành phẩm được đóng gói nhãn mác những công ty kể trên để tung ra thị trường. Có nghĩa là "vỏ công ty" nhưng lại là "ruột Xuân Đỉnh", người làm mứt truyền thống tự tạo ra sức ép cho mình.

Từ khi việc “vỏ công ty, ruột Xuân Đỉnh” diễn ra, giá mứt Xuân Đỉnh tụt xuống còn một nửa. “Cùng số mứt ấy, sau khi cho vào vỏ của các công ty sẽ bán được 30.000 đồng. Nhưng nếu dán mác Xuân Đỉnh thì giá chỉ còn 15.000 đồng”, bà H cho biết thêm. Đã 3 năm nay, bà H đã không còn làm mứt mà chỉ đi nhập của anh em về để bán.

Anh Tuấn, chủ một hộ làm mứt nhưng đã bỏ nghề được mấy năm nhớ lại, trước đây mỗi dịp gần Tết là cả làng lại đỏ lửa thâu đêm nấu đường, mọi người treo lồng đèn khắp ngõ xóm để đón Tết. “Nhưng giờ mứt truyền thống mất giá, tiền thuê nhân công quá cao, gia đình tôi đã bỏ nghề rồi”, anh Tuấn ngậm ngùi.

Trong cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và ông Lực, ông buột miệng cho biết, năm nay nhà ông vẫn nhận đơn đặt hàng làm mứt cho một số công ty lớn. Tôi hỏi công ty đó là công ty nào thì ông không nói gì thêm.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm