| Hotline: 0983.970.780

Dịch LMLM náo loạn đại ngàn: Cơ quan Thú y vùng 3 buông lỏng!

Thứ Sáu 17/09/2010 , 09:45 (GMT+7)

Cho đến thời điểm này, ngoài số trâu bò chết tại chỗ, còn rất nhiều trâu bò thả rông bỗng nhiên mất tích.

Nhân viên bảo vệ trang trại ông Kim trả lời trước PV

Dịch LMLM xuất hiện tại khu vực biên giới Việt – Lào, cụ thể là xóm Rào Mắc (xã Sơn Kim 1, Hương Sơn, Hà Tĩnh), cho đến thời điểm này, ngoài số trâu bò chết tại chỗ, còn rất nhiều trâu bò thả rông bỗng nhiên mất tích. Nhiều gia đình đã cơm đùm cơm gói lặn lội từ cánh rừng này sang cánh rừng khác, thậm chí đốt đuốc cả đêm đi tìm bò nhưng chẳng thấy bò đâu.

>> Dịch LMLM náo động đại ngàn

Chị Nguyễn Thị Liên kể: Do bò thả trong rừng thiếu muối nên cứ ít ngày chúng tôi chỉ cần mang theo cân muối vào gọi là hàng trăm con bò chạy xuống vây kín người để ăn muối. Thế nhưng đã mấy ngày nay, luộc khắp các cánh rừng, gọi khản cả cổ mà chỉ có mấy con xuất hiện. Đàn bò nhà tôi và bò nhiều nhà nữa không hề thấy. Hôm trước có người bảo, thấy con bò nhà tôi đang đứng liêu xiêu gần một khe trong rừng Rào Mắc, thế nhưng cả nhà đi tìm cứu chữa cho nó mà chẳng thấy đâu. Anh Hoàng Tám cho biết, nhà anh có 3 con bò thả trên rừng, cứ ít bữa lại vào kiểm tra một lần. Từ hôm biết có dịch xảy ra, anh Hoàng và gia đình đi tìm khắp các con khe ngọn đồi mà vẫn không thấy.

Chị Nguyễn Thị Niêm xóm Hà Trai (xã Sơn Kim 1) cho biết, hôm 15/9 chị phát hiện con trâu nhà mình bị bệnh LMLM và chiều cùng ngày gia đình đã báo với xóm trưởng nhưng mãi đến trưa 16/9 vẫn chưa thấy ai đến kiểm tra hay tiêm chích gì. Chị Niêm còn cho biết thêm, gia đình anh An Hoạt ở xóm Rào Mắc và một nhà cùng xóm đã có 6 con hươu bị đau chân, nghi nhiễm LMLM; gia đình đang tổ chức điều trị bằng cách vắt chanh vào chỗ chân đau. Như vậy, chứng tỏ dịch LMLM vẫn đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Sơn Kim 1 không những ở trâu bò mà cả đàn hươu hàng ngàn con đang có nguy cơ mắc bệnh.

Làm việc với Cục Hải quan Hà Tĩnh để tìm hiểu xung quanh vấn đề NK trâu bò của Cty CP Bao bì Việt Nam, chúng tôi thực sự ngớ người bởi thủ tục trình cơ quan Hải quan của Cty CP Bao bì Việt Nam chỉ có công văn phôtô do Cục trưởng Cục Thú y Hoàng Văn Năm (đã ký) chứ không có bản gốc, không có chữ ký, không có con dấu mà vẫn nhập khẩu được. Theo hai công văn này (Công văn số 743/ TY-KD ngày 2/4/2010 và công văn số 1835/TY-KD, ngày 21/7/2010) thì Cty CP Bao bì Việt Nam được phép nhập qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) đến 1 vạn con bò và 1 vạn con trâu qua cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình). Đến ngày 7/9/2010, Cty này đã NK qua cửa khẩu Cầu Treo là 8.637 cả trâu lẫn bò.

Ông Thìn – Phó Trạm trưởng phụ trách Trạm Kiểm dịch thú y cửa khẩu Cầu Treo (thuộc Cơ quan Thú y vùng III) cho biết: “Chúng tôi chỉ kiểm tra hồ sơ và kiểm tra bằng cảm quan, sau đó làm thủ tục cho NK vào nội địa”. Với một lượng trâu bò lên đến 1 vạn con đi qua hàng trăm km từ Thái Lan qua Lào về Việt Nam và đến cửa khẩu Cầu Treo, thú y vùng 3 chỉ kiểm tra hồ sơ và kiểm tra bằng cảm quan thì liệu có phát hiện được dịch bệnh? Giả sử, từ vùng gốc Thái Lan, đàn trâu bò sạch bệnh nhưng quá trình vận chuyển qua hàng trăm km từ Thái, về Lào, về cửa khẩu, chúng bị nhiễm bệnh trên đường vận chuyển hoặc ủ bệnh khi đến Trạm Kiểm dịch thú y Cầu Treo chỉ xem hồ sơ và nhìn bằng mắt thường, sau vài chục phút là cho nhập thì liệu có phát hiện được dịch?

Theo thông tin chúng tôi có được, tính đến ngày 16/9, có ít nhất trên 150 con gia súc đã bị LMLM ở 7 xóm của xã Sơn Kim 1 và 1 xóm của xã Sơn Kim 2. Như vậy dịch LMLM ở Sơn Kim 1 và Sơn Kim 2 chưa thể khống chế được như Cơ quan Thú y vùng III kết luận trước đó.

Theo chúng tôi, vùng cách ly để lấy mẫu trước khi cho nhập vào nội địa phải là vùng nằm ngoài biên giới Việt Nam. Nếu quá trình lấy mẫu kiểm tra, sạch bệnh thì làm thủ tục cho nhập; nếu có bệnh thì không cho nhập. Đằng này, vùng cách ly của Cty CP Bao bì VN lại được Cơ quan Thú y vùng 3 đồng ý cho đặt ở tít sâu trong nội địa đến trên 20 km và nằm ngay vùng trang trại của người dân là không an toàn.

Một điều bất cập nữa là, chính Cơ quan Thú y vùng 3 chốt chặn ở cửa khẩu và quyết định cho nhập hay không cho nhập. Và khi gia súc nằm tại trại cách ly, bị phát hiện có trâu bò chết, dân bắt cả bà mẹ của chủ trại làm “con tin” thì cũng chính Cơ quan Thú y vùng 3 vội vàng kết luận là dịch không phải do trong trại này phát ra mà nguyên nhân gây bệnh là do virút LMLM typ 0 (typ vi rút LMLM tại Hà Tĩnh trong các năm qua). Đây là kết luận là quá vội vàng, nhân dân nghi nghờ về kết luận của Cơ quan Thú y vùng 3 là điều dễ hiểu.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm