| Hotline: 0983.970.780

Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Thứ Sáu 19/04/2024 , 16:36 (GMT+7)

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Cải thiện giống bò sữa giúp tăng năng lực cạnh tranh

Ngày 19/4, Hội thảo tập huấn “Di truyền giống bò tại Việt Nam” diễn ra nhằm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng công nghệ gen di truyền giống bò sữa trong nước.

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, ngành chăn nuôi Việt Nam đang từng bước phát triển nâng cao năng lực sức sản xuất, hội nhập mạnh mẽ với khu vực và quốc tế.

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (phải): Việt Nam lọt Top 2 thương hiệu mạnh toàn cầu cầu của ngành sữa. Ảnh: PT.

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (phải): Việt Nam lọt Top 2 thương hiệu mạnh toàn cầu cầu của ngành sữa. Ảnh: PT.

Năm 2023, mặc dù khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, xung đột chính trị ở một số khu vực, sức tiêu dùng giảm, dịch bệnh phức tạp, biến đổi khí hậu nhưng toàn ngành chăn nuôi đã sản xuất khoảng 7,6 triệu tấn thịt, gần 19 tỷ quả trứng, 1,2 triệu tấn sữa.

Chăn nuôi bò sữa là ngành có lịch sử phát triển sau các ngành hàng chăn nuôi khác, tuy nhiên, tăng trưởng về sản lượng sữa sản xuất ở Việt Nam luôn ở mức hai con số.

Trong đó, Việt Nam có doanh nghiệp sữa lọt vào Top 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu do Brand Finance công bố, Top 10 thương hiệu sữa có giá trị nhất toàn cầu và Top 2 thương hiệu mạnh toàn cầu cầu của ngành sữa.

Ngành hàng sữa Việt Nam dù đã vươn lên đứng thứ 11 các nước châu Á về sản lượng sữa và đứng thứ 5 về năng suất sữa của đàn bò vắt sữa nhưng sản xuất trong nước vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu.

Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn sữa và sản phẩm sữa về để phục vụ tiêu dùng trong nước. Tính riêng trong năm 2023, cả nước đã chi gần 1,2 tỷ USD cho nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa.

“Hiện nay, tiêu thụ sữa và sản phẩm từ sữa trung bình của người dân Việt Nam khoảng 27kg/người/năm. Mức tiêu thụ này được dự báo tăng lên 40kg/người/năm vào năm 2030. Điều đó cho thấy ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới”, ông Phạm Kim Đăng chỉ ra.

Cũng theo ghi nhận của Cục Chăn nuôi, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng ngành chăn nuôi bò sữa vẫn gặp một số khó khăn, thách thức như không có đồng cỏ, bãi chăn thả tự nhiên, diện tích trồng cây thức ăn chăn nuôi hạn chế.

“Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam và các nước được ký kết và thuế nhập khẩu sữa về 0 khiến các công ty sữa nội sẽ bị cạnh tranh ngay trên sân nhà. Hơn nữa, cam kết giảm phát thải khí nhà kính về 0% vào năm 2050 theo đúng lộ trình được phê duyệt tại COP26 cũng đòi hỏi ngành chăn nuôi phải có giải pháp đột phá trong chăn nuôi”, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi phân tích thách thức.

Do đó, lãnh đạo ngành chăn nuôi cho rằng, việc cải thiện giống bò sữa, tăng năng suất là yêu cầu quan trọng để ngành hàng sữa Việt Nam có thể tăng năng lực cạnh tranh.

Ứng dụng công nghệ gen trong nhân giống bò sữa

Chia sẻ tầm quan trọng của công nghệ gen trong chăn nuôi bò sữa, bà Gwen Powers, Giám đốc cấp cao về dịch vụ kỹ thuật của GENEX cho biết, ở Mỹ, ngành chăn nuôi muốn lựa chọn những con bò sữa giống có năng suất cao hơn, nhà nghiên cứu sẽ quan tâm đến dữ liệu đàn.

Các trang trại là nơi có nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết. Một con bò có thể tạo ra hơn 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời của mình.

Mức tiêu thụ sữa trung bình của người Việt Nam được dự báo tăng lên 40kg/người/năm vào năm 2030. Ảnh: PT.

Mức tiêu thụ sữa trung bình của người Việt Nam được dự báo tăng lên 40kg/người/năm vào năm 2030. Ảnh: PT.

Theo bà Gwen Powers, sự đa dạng về các đặc điểm di truyền khác nhau trong quần thể gia súc đã cho phép lựa chọn những con bò phù hợp nhất với các môi trường và mục đích khác nhau. Những đánh giá hệ gen học sử dụng đánh dấu trong DNA và kiểu hình sẽ giúp dự đoán giá trị di truyền của một con vật.

Kể từ năm 1960, sản lượng sữa trung bình sản xuất mỗi năm của Holsteins ở Mỹ đã tăng từ khoảng 5.900kg lên 12.700 kg/con. Do đó, vị chuyên gia cho rằng ứng dụng công nghệ gen học đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa.

Công nghệ “Tìm kiếm bò giống sữa” (GENEX dairy bull search) được công ty này giới thiệu tại hội thảo có thể ứng dụng dựa trên các đánh giá của Mỹ đo lường sự biến đổi di truyền đối với 50 tính trạng quan trọng của bò sữa.

Bên cạnh đó, công nghệ còn giúp phát hiện những tính trạng có giá trị kinh tế cao, đồng thời phát hiện ra các tính trạng cần được cải thiện để nhà sản xuất cân nhắc về lợi ích chăn nuôi, giảm chi phí nuôi, tránh cận huyết tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Các lựa chọn chỉ dựa trên năng suất sẽ làm giảm khả năng sinh sản, ngược lại, các lựa chọn cân đối cải thiện đặc tính sẽ góp phần tăng giá trị kinh tế.

Ngành bò sữa của Mỹ ngày nay sản xuất sữa nhiều gấp bốn lần so với năm 1945 và gấp đôi so với năm 1970. Từ sự thành công của ngành bò sữa Mỹ, ông Israel Handy, Giám đốc GENEX đã chia sẻ về kinh nghiệm trong chăn nuôi bò sữa của các trang trại tại Mỹ.

Các kinh nghiệm ông Israel Handy mang đến hội thảo cụ thể ở từng giai đoạn: trong giai đoạn bê sơ sinh, nhà chăn nuôi chú ý đến vacxin, sữa đầu chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh chuồng sinh. Giai đoạn bò cái sau sinh cần đảm bảo vệ sinh chuồng, giám sát chặt chẽ.

Giai đoạn ngừng vắt sữa chú ý đến cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý. Giai đoạn cai sữa cần tiếp tục bổ sung vacxin, tăng cường chế độ dinh dưỡng. Về giống, ông Israel Handy nhấn mạnh thực hiện sơ đồ phả hệ và lên kế hoạch nhân giống.

GENEX là công ty chăn nuôi bò sữa thuộc Tập đoàn URUS được thành lập bởi các công ty chăn nuôi bò hàng đầu: Alta Genetics, AgSource, GENEX, Genetics Australia, Jetstream Genetics, Leachman Cattle, PEAK, SCCL, Trans Ova Genetics và VAS.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm