| Hotline: 0983.970.780

Trưởng thôn nói gì?

Thứ Năm 16/05/2013 , 11:05 (GMT+7)

Để tìm hiểu thêm thông tin, phóng viên đã tìm gặp ông Phan Văn Cử - trưởng thôn Vĩnh An.

Việc UBND xã Song Mai “kí tắt” cho thôn Vĩnh An xây dựng công trình hồ sinh thái ở giữa bãi sông, bất chấp mọi qui định của pháp luật quản lí đất đai, pháp luật đê điều, công trình lại do ông Phạm Văn Minh – Giám đốc CA tỉnh Bắc Giang huy động doanh nghiệp đầu tư, khiến nhiều người không thể không đặt câu hỏi nghi vấn.

>> Giám đốc CA tỉnh Bắc Giang liên quan công trình đầu tư trái phép!

Tại sao một lãnh đạo cao cấp của tỉnh Bắc Giang lại huy động doanh nghiệp đầu tư cho công trình trái phép?

Theo ông Thân Trọng Ninh – Chủ tịch UBND xã Song Mai thì đất bãi ở thôn Vĩnh An được quy hoạch là vùng chăn nuôi thủy sản và xã đã giao cho “thôn” để làm ao thu cá lạc. Để tìm hiểu thêm thông tin, phóng viên đã tìm gặp ông Phạm Văn Cử (ảnh) - trưởng thôn Vĩnh An.

Được biết, ông Cử và ông Minh là hai anh em họ. Bản thân ông Cử chính là người làm tờ trình UBND xã cho phép xây dựng công trình “hồ sinh thái”; ông Minh là người huy động doanh nghiệp đầu tư cho công trình. Điều đáng nói ở đây ông Cử đứng ra xin xây dựng công trình nhưng không nắm được hồ sơ thiết kế, mọi việc từ thiết kế đến thi công đều do các doanh nghiệp chủ động thực hiện.

Thêm nữa, tuy công trình đầu tư dưới danh nghĩa của thôn nhưng khi xin UBND xã cho phép xây dựng ông Cử chỉ gửi duy nhất tờ trình do ông soạn thảo, không gửi kèm biên bản họp thể hiện ý kiến thống nhất của nhân dân trong thôn. Phóng viên đề nghị cung cấp biên bản họp dân thì ông Cử xin “khất” vì quá lâu nên không thể tìm ngay được:

- Thôn Vĩnh An đang có một công trình đào ao tại bãi sông, đây có phải là công trình của ông Phạm Văn Minh, Giám đốc CA tỉnh?

- Đây là đầu tư cho thôn. Đất là đất công ích của xã giao cho thôn quản lí. Trước đây bãi sông là nơi tập trung các lò gạch. Sau ông Minh về làng thấy khói quá, ô nhiễm làng xóm nên ông ấy đuổi hết lò gạch đi. Xã lại giao cho thôn Vĩnh An làm cái hồ sinh thái, để trồng tre, măng Bát độ… nhưng đây là hồ của thôn chứ không phải của ông Minh.

- Nhưng thôn thì lấy đâu ra tiền để làm công trình quy mô lớn như thế, có phải ông Minh rót vốn để làm công trình?

- Cái này là do ông ấy đang làm công an nên ông ấy nhờ các doanh nghiệp người ta hỗ trợ. Người thì giúp máy móc, người giúp dầu, người giúp công… Tôi chỉ biết đơn vị thi công chính là công ty 379 của quân đội và họ phối hợp với những công ty nào nữa thì tôi không rõ.

- Gọi là công trình của thôn vậy ông có bản vẽ thiết kế không?

- Bản vẽ thiết kế thì bên công ty họ mới có chứ thôn thì lấy đâu ra cái bản vẽ ấy.

- Nếu không có bản vẽ thiết kế tại sao xã lại đồng ý cho thôn làm, qui trình xin phép của thôn thế nào?

- Đất đang bỏ hoang nên tôi làm cái đơn ra xã xin phép cho làm một cái hồ sinh thái, tựa như cái ao cá của làng, rồi trồng tre chắn sóng và được xã phê chuẩn đồng ý cho thôn Vĩnh An cải tạo khu đất hoang thành khu sinh thái, vui chơi. Đơn giản vậy thôi.

- Thôn không có tiền vậy tại sao lại có chủ trương xây hồ sinh thái?

- À, hồ sinh thái là tôi nói, sau ông Minh còn mắng bảo tôi viết hồ sinh thái trong đơn là tôi dốt. Phải nói là cái hủng hay ao thả cá chứ làm gì mà hồ sinh thái để người ta lại thắc mắc.

- Khi đề nghị xã cho phép làm hồ sinh thái cho thôn ông có tổ chức họp, ghi biên bản họp dân phố hay họp chi bộ thôn?

- Tôi có họp dân và cũng có văn bản kính gửi UBND xã cho dân thôn Vĩnh An xin lại chỗ đất bỏ hoang ấy. Còn họp chi bộ thì chỉ có chủ trương đường lối thôi chứ chi bộ không có ra nghị quyết.

- Ông có thể cho phóng viên xem biên bản họp dân hôm đó không?

- Nói thật là tôi phải gửi lại các anh sau thôi chứ họp từ năm, sáu tháng nay rồi tìm ngay thì không được. Mà văn bản đó chỉ là văn bản thể hiện đồng ý để ông Bí thư chi bộ, Trưởng thôn đứng ra đề nghị UBND xã cho xin lại chỗ đất ấy thôi chứ không phải biên bản họp dân gì cả.

- Ông cũng họ Phạm lại ở cùng thôn với ông Minh, vậy ông có phải là họ hàng, người nhà của ông Minh không?

- Có chứ, xét về họ hàng thì ông Minh ở chi sau...

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.