| Hotline: 0983.970.780

Ai chịu trách nhiệm?

Thứ Sáu 04/10/2013 , 09:22 (GMT+7)

Trao đổi với NNVN, ông Đồng Văn Tự - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lí công trình Thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi) cho rằng, việc người dân không được thông tin khi xả lũ hồ thủy lợi Vực Mấu (TX Hoàng Mai, Nghệ An) một phần do chính quyền địa phương... có vấn đề!

Trao đổi với NNVN, ông Đồng Văn Tự - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lí công trình Thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi) cho rằng, việc người dân không được thông tin khi xả lũ hồ thủy lợi Vực Mấu (TX Hoàng Mai, Nghệ An), dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản một phần do chính quyền địa phương... có vấn đề!

Thưa ông, hồ thủy lợi Vực Mấu bất ngờ xả lũ đã gây thiệt hại hết sức nặng nề. Vậy cơ quan nào là đơn vị quản lí vận hành hồ và chịu trách nhiệm khi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng này?

Hiện nay, Bộ NN-PTNT chỉ quản lí trực tiếp đối với hồ thủy lợi Dầu Tiếng, còn lại toàn bộ các hồ thủy lợi trên cả nước đều được giao cho các địa phương quản lí.

Cụ thể: UBND các tỉnh giao cho các Cty quản lí khai thác công trình thủy lợi cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lí vận hành các hồ thủy lợi có dung tích trên 500 nghìn m3 đối với vùng miền núi và hồ có dung tích trên 1 triệu m3 đối với vùng đồng bằng.

Các hồ thủy lợi có dung tích dưới hai mức như đã nêu, được UBND tỉnh giao cho UBND các huyện, các xã hoặc các HTX chịu trách nhiệm quản lí vận hành. Cụ thể ở đây, trách nhiệm vận hành hồ Vực Mấu thuộc về Xí nghiệp Thủy lợi huyện Quỳnh Lưu, thuộc Cty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An.

Vậy khi xả lũ khẩn cấp do mưa lớn như vừa qua, cơ quan nào có thẩm quyền đưa ra quyết định xả lũ?

Đối với hồ thủy lợi có dung tích trên 1 triệu m3 như hồ Vực Mấu, đơn vị được UBND tỉnh giao trực tiếp quản lí vận hành trình UBND tỉnh phê duyệt quy trình vận hành.

Căn cứ vào quy trình vận hành đã được phê duyệt này, đơn vị quản lí vận hành (cụ thể ở đây là Xí nghiệp Thủy lợi Quỳnh Lưu) có quyền đưa ra quyết định xả lũ theo quy trình. Chẳng hạn mực nước bao nhiêu, lượng mưa bao nhiêu, dự báo mưa ra sao... thì xả lũ thời điểm nào, xả với lưu lượng bao nhiêu...

Trước khi xả lũ từ 4 – 6 giờ, đơn vị quản lí vận hành phải có thông báo đến các địa phương bị ảnh hưởng khi xả lũ để có phương án chủ động phòng chống.

Nhưng người dân nhiều xã tại khu vực TX Hoàng Mai khẳng định, họ không hay biết gì về việc hồ Vực Mấu sẽ xả lũ nên không kịp trở tay?

Tôi và đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi cũng vừa mới đi kiểm tra chỉ đạo chống lũ ở TX Hoàng Mai về. Qua kiểm tra và báo cáo của đơn vị quản lí vận hành hồ Vực Mấu, được biết từ 7h sáng ngày 30/9, đơn vị này đã có thông báo trước với các xã trong vùng xả lũ về việc hồ Vực Mấu sẽ xả lũ.

Tiếp đó lúc 8h sáng 30/9, Xí nghiệp Thủy lợi Quỳnh Lưu đã có công văn thông báo bằng văn bản gửi đến UBND các xã Quỳnh Vinh, Mai Hùng, Quỳnh Trang, Quỳnh Dị, Quỳnh Phương và TT Hoàng Mai và các vùng phụ cận thông báo sẽ xả lũ kể từ 8h ngày 30/9.

Theo đó đề nghị các xã thông báo cho người dân ở các vùng thấp, vùng dọc ven sông Mai Giang di dời lên vùng cao... Tuy nhiên theo báo cáo của UBND một số địa phương ở TX Hoàng Mai, thì mãi tới 19h ngày 30/9, văn bản thông báo này mới tới nơi. Mặc dù vậy, mãi tới 21h cùng ngày, đơn vị vận hành hồ Vực Mấu mới xả lũ một cửa, và chỉ tăng dần lưu lượng và số cửa xả cho tới tối đa 5 cửa xả vào lúc 3h sáng.

Như vậy, dù sao đơn vị vận hành cũng đã thực hiện đúng quy trình cũng như quy định thông báo trước khi xả lũ.

Nhưng thực tế khi nước ngập tới giường ngủ, người dân tỉnh giấc mới biết có lũ thì đã quá muộn?

Trách nhiệm của đơn vị vận hành là chỉ thông báo lịch xả lũ tới các xã, còn việc loan báo thông tin đó thế nào kịp thời nhất tới từng người dân là trách nhiệm của chính quyền các địa phương.

Qua kiểm tra, chúng tôi thấy một số nơi người dân cho biết họ có nhận được thông báo xả lũ, một số nơi lại nói không có thông tin gì. Để người dân không nắm được thông tin xả lũ, gây hậu quả nghiêm trọng như vậy thì rõ ràng là chính quyền các địa phương “có vấn đề”. Đó là chưa nói theo những quy định về trực ban PCLB, chính quyền địa phương phải duy trì trực ban để kịp thời báo động, hỗ trợ di dời dân trong những trường hợp khẩn cấp.

Chính quyền “có vấn đề” ra sao chưa rõ, nhưng bây giờ dân thiệt hại nặng như thế biết kêu ai? Liệu có ai đền bù thiệt hại cho dân không, thưa ông?

Đối với các hồ thủy điện, nếu để xảy ra sự cố như vỡ đập, xả lũ sai quy định gây thiệt hại cho dân thì đơn vị, doanh nghiệp sở hữu nó phải đền bù cho dân, điều này đã được áp dụng với nhiều sự cố đập thủy điện ở Tây Nguyên. Còn sự cố hồ thủy lợi gây thiệt hại cho dân thì đúng là lâu nay chưa có quy định nào về việc đền bù thiệt hại cho dân.

Nhiều ý kiến thắc mắc tại sao đã có dự báo mưa to vì bão số 10, hồ Vực Mấu trước đó cũng đã tích đầy nước, sao đơn vị vận hành hồ không chủ động xả lũ trước khi mưa, đợi “nước đến chân mới nhảy”?

Cái này thì phải hỏi đơn vị vận hành hồ Vực Mấu mới rõ. Tuy nhiên qua kiểm tra, chúng tôi được biết việc dự báo và thực đo mưa tại các trạm thủy văn và diễn biến mưa trên thực tế tại lưu vực các hồ thủy lợi chênh lệch quá lớn do mưa lớn cục bộ.

Cụ thể theo dự báo cũng như thực đo mưa tại các trạm thủy văn tại các khu vực nam Thanh Hóa và bắc Nghệ An trong ngày và đêm 30/9 chỉ khoảng dưới 300mm, trong khi đó thực đo tại các hồ thủy lợi vùng Tĩnh Gia (Thanh Hóa) lại lên tới 780mm, khu vực hồ Vực Mấu lại lên tới gần 600mm. Điều này khiến việc điều tiết xả lũ phần nào bị động.

Xin cảm ơn ông!

“Qua rà soát, hiện các hồ thủy lợi lớn có dung tích trên 1 triệu m3 ở miền Trung đã được nâng cấp cải tạo tương đối an toàn. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hồ chứa nhỏ nguy cơ mất an toàn cần phải hết sức cảnh giác.

 Cụ thể Thanh Hóa hiện có khoảng hơn 20 hồ chứa nhỏ bị xuống cấp trầm trọng như sạt lở mái, thẩm lậu... Hầu hết những hồ này được xây dựng từ những năm 1960, 1970, đến nay đã 40 – 50 năm nên có thể nói đã hết tuổi thọ sử dụng.

Thiết kế của những hồ này chỉ cho phép chịu đựng xả lũ tối đa đối với lượng mưa khoảng 400mm trong vòng 3 ngày. Vì vậy đối với những đợt mưa một ngày tới 500 – 600mm như vừa qua, nguy cơ mất khả năng xả lũ, gây tràn đập, vỡ đập là rất cao.

Trước mắt, trong khi chờ được cải tạo nâng cấp, các địa phương cần kiểm tra, rà soát và đánh giá kỹ về độ an toàn của hồ để có phương án chủ động vận hành điều tiết mực nước khi có nguy cơ mưa lớn” (ông Đồng Văn Tự)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm