| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 26/11/2019 , 10:28 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 10:28 - 26/11/2019

Ai phá vỡ quy hoạch?

Khi quy hoạch được điều chỉnh một cách tùy tiện sẽ ảnh hưởng đến bức tranh tổng thể xã hội.

Ảnh minh họa.

Đó là điều khiến nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi thảo luận về Luật Xây dựng sửa đổi. Vì sao một quy hoạch đã được công bố, vẫn không mang giá trị bền vững cho sự phát triển? Ai đã tác động vào quy hoạch, và với mục đích gì?

Bộ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Văn Thể lý giải: “Chỉ cần ủy ban nhân dân địa phương cùng 1 - 2 sở, ngành cũng có thể điều chỉnh quy hoạch đã được thông qua bằng việc lấy ý kiến các bộ, ngành, hội đồng kiến trúc, hội đồng phản biện, ủy ban nhân dân các cấp rà soát rất kỹ lưỡng. Điều này sẽ phá vỡ quy hoạch”.

Nghĩa là việc điều chỉnh quy hoạch lại quá đơn giản so với việc đưa ra quy hoạch. Nghĩa là, một khu dân cư, một vùng sản xuất hoặc một cụm công nghiệp đều dễ dàng trở nên méo mó khi bản đồ quy hoạch không thỏa mãn mong muốn của một số người nào đó.

Câu chuyện khu đô thị mới Thủ Thiêm tại TP.HCM sở dĩ gây ra nhiều hệ lụy dai dẳng cũng bắt nguồn từ việc ngẫu hứng điều chỉnh quy hoạch. 4,3 ha nằm ngoài ranh quy hoạch bỗng dưng lọt vào quy hoạch để bắt người dân di dời giải tỏa vô lý, là một thực tế đau xót, mà hậu quả đã hao tổn tiền bạc lẫn uy tín của chính quyền. Khi quy hoạch không được giám sát nghiêm túc thì rất khó ngăn chặn những chiêu trò khuất tất hòng trục lợi.

Để có một quy hoạch, đòi hỏi các nhà chuyên môn và các nhà quản lý phải có những tính toán tỉ mỉ vừa đảm bảo thực tế vừa dự báo tương lai. Nếu cấp trên ban hành quy hoạch mà cấp dưới điều chỉnh quy hoạch, thì quy hoạch không còn giá trị.

Thật kỳ lạ, khi một quy hoạch liên quan đến hàng vạn con người lại được điều chỉnh vì một nhà đầu tư. Từ đó kéo theo bao nhiêu chệch choạc về môi trường, về đường sá, về thủy lợi, về kiến trúc…Từ đó kéo theo xáo trộn và bức xúc xã hội.

Bất cứ xứ sở nào muốn ổn định và bền vững đều cần có quy hoạch tổng thể và quy hoạch cục bộ. Nguyên tắc cơ bản là quy hoạch cục bộ không thể thay đổi quy hoạch tổng thể. Ví dụ, quy hoạch tổng thể về diện tích cây xanh 10ha, thì quy hoạch cục bộ có thể quyết định phân chia 10ha cho những loại cây xanh khác nhau nhằm tô điểm cảnh quan và phù hợp với nhu cầu dân cư, chứ không thể biến 10ha ấy thành công trình thương mại dịch vụ. Đáng buồn thay, nhiều nơi đã để quy hoạch cục bộ lấn lướt và thay thế quy hoạch tổng thể.

Quá trình điều chỉnh quy hoạch tuy cũng có những thao tác kỹ thuật cần thiết, nhưng hoàn toàn không xin ý kiến của hội đồng thẩm định quy hoạch trước đó. Trống đánh xuôi mà kèn thổi ngược, thì có quy hoạch cũng như không có quy hoạch.

Vì vậy, đã đến lúc phải có quy định nghiêm khắc hơn về điều chỉnh quy hoạch, không thể dung túng cho vài cá nhân vì động cơ riêng được quyền can thiệp thô bạo vào quy hoạch chung.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm