Bông biến đổi gen giúp tăng sản lượng rất lớn cho Ấn Độ |
Kết luận này đã đảo ngược phán quyết trước đó của Tòa án cấp bang Delhi cho rằng các mặt hàng như hạt giống, cây trồng và động vật không thể được cấp bằng sáng chế.
Phán quyết này là một tin tốt với Bayer sau khi sát nhập với Monsanto, khi tập đoàn này có thể phải đối mặt với nguy cơ mất doanh thu do không được công nhận quyền sở hữu bằng sáng chế đối với các giống cây của họ tại Ấn Độ. Phán quyết cũng tạo thêm động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng về tính hợp lệ của các bằng sáng chế được chuyển giao cho các công ty ở Ấn Độ. Phán quyết cũng tiếp tục thúc đẩy các Cty về công nghệ sinh học khôi phục lại các kế hoạch mở rộng thị trường đang bị trì hoãn do những quy định hạn chế do Chính Phủ và các tòa án địa phương thực thi trong những năm gần đây cho mảng kinh doanh này.
Ấn Độ là đất nước SX bông vải lớn nhất thế giới. Cây bông là nguồn thu nhập chính của 60 triệu người dân nước này. Chính thức thương mại từ năm 2000, sau gần 10 năm canh tác, bông biến đổi gen đã đem về cho nông dân Ấn Độ hơn 5,1 tỉ đô la Mỹ nhờ thu nhập từ sản lượng tăng gấp đôi và giảm chi phí sử dụng thuốc BVTV.
Trung Quốc vừa phê duyệt nhập khẩu 5 loại giống chuyển gen (GMO) trong chuỗi đàm phán thương mại Mỹ Trung diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là một bước tiến đáng chú ý sau 18 tháng Bắc Kinh trì hoãn việc phê duyệt. Động thái này kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường mua bán hạt giống và giảm bớt áp lực mở rộng thị trường của Hoa Kỳ cho nhiều mặt hàng nông sản hơn.