| Hotline: 0983.970.780

Ấn Độ đổi tên trái thanh long vì ‘không muốn dính đến Trung Quốc’

Thứ Bảy 06/03/2021 , 10:08 (GMT+7)

Những xung khắc trong quan hệ giữa hai cường quốc châu Á tiếp tục được đẩy lên cao bằng việc Ấn Độ quyết định đổi tên trái thanh long vì liên đới đến Trung Quốc.

Chủ nghĩa dân tộc đỉnh cao

Chính quyền bang Gujarat của Ấn Độ đã quyết định đổi tên quả thanh long thành “Kamalam”, theo tiếng Phạn có nghĩa là trái hoa sen do tên gọi ban đầu của nó liên quan đến Trung Quốc.

Theo truyền thông trong nước, việc quyết định thay đổi tên gọi của trái thanh long sang tên gọi mới được dân chúng vô cùng hứng khởi, bởi hoa sen chính là quốc hoa của Ấn Độ và nó được biết đến như một hình ảnh đại diện cho quốc gia Nam Á.

Hãng tin BBC dẫn lời Thủ hiến bang Gujarat Vijay Rupani cho biết, trái thanh long từ nay sẽ được gọi là Kamalam do tên gọi cũ không phải là một từ phù hợp.

Mặc dù nhà lãnh đạo bang Gujarat phủ nhận rằng việc đổi tên gọi này có liên quan đến chính trị, nhưng ông Rupani cho rằng do nhiều nước trên thế giới có trồng loại cây ăn quả này đều gọi nó là thanh long và tên này làm người ta nghĩ ngay đến Trung Quốc. Vì vậy, chúng tôi đã đặt tên mới cho nó là Kamalam vốn là một loại trái cây giống như hoa sen mang nhiều ý nghĩa hơn.

Hiện ở Ấn Độ, hoa sen cũng là biểu tượng của Đảng Bharatiya Janata (BJP) đương nhiệm cũng như quốc hoa của đất nước.

Việc đổi tên do nông dân đề xuất

Theo Reuters, việc đổi tên gọi trái thanh long sang Kamalam là do nông dân ở vùng Kutch thuộc bang Gujarat đề xuất, nơi trồng rất nhiều loại trái cây nhiệt đới này.

Ông Vinod Chavda, thành viên đảng BJP có chân trong Quốc hội đại diện cho vùng Kutch, cho biết sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, khen ngợi nông dân bang Gujarat vì thành tích phát triển loại trái cây này và một trong số họ đã đến gặp người đứng đầu đất nước để đề nghị đổi tên gọi thanh long thành Kamalam.

Một nông dân được phỏng vấn giải thích thêm rằng: "Tên gọi mới theo tiếng địa phương của trái cây này sẽ mang lại nhiều niềm vui hơn cho người nông dân. Chúng tôi cảm thấy rằng mức độ hài lòng của mọi người đối với Kamalam cũng sẽ tăng lên nếu nó được coi là trái cây của Ấn Độ".

Động thái đổi tên gọi trái cây thanh long của Ấn Độ ngay lập tức đã thu hút rất nhiều sự chế giễu trên mạng kèm theo những "thông điệp mạnh mẽ" mà quốc gia Nam Á được cho là đã gửi tới Trung Quốc, đặc biệt là về những căng thẳng gần đây giữa hai nước.

Trong khi đó đảng Quốc đại đối lập ở Ấn Độ thì coi động thái này như một nỗ lực nhằm chuyển hướng sự chú ý ra khỏi "các vấn đề thực tế".

New Delhi và Bắc Kinh hiện vẫn đang giải quyết những bế tắc quân sự dọc theo biên giới chung giữa hai nước trên dãy Himalaya.

Vào tháng 6 năm 2020, binh sĩ hai nước đã đụng độ, dẫn đến cái chết của ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và một sĩ quan chỉ huy của quân đội Trung Quốc. Mặc dù cả hai bên đều cho rằng cuộc tranh chấp không có tiếng súng nhưng trên thực tế binh lính đã tấn công nhau bằng nắm đấm và hung khí như dùi cui, ba-toong có gắn thép gai.

Vụ đụng độ đã làm dấy lên các làn sóng giận dữ ở Ấn Độ, khiến nhiều người dân kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc và mở đầu bằng việc chính phủ nước này ban hành lệnh cấm hơn 200 ứng dụng công nghệ của Trung Quốc, bao gồm cả TikTok những tháng sau đó.

(Reuters,BBC,CNN)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.