| Hotline: 0983.970.780

An Giang có nhiều lợi thế phát triển nghề nuôi chim yến

Thứ Tư 29/03/2023 , 06:17 (GMT+7)

Sản phẩm của chim yến có giá trị kinh tế cao, góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của địa phương nếu ngành nghề này phát triển tốt và bền vững.

Xây dựng mô hình nhà nuôi yến ở An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Xây dựng mô hình nhà nuôi yến ở An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Toàn tỉnh An Giang có trên 1.000 nhà nuôi chim yến đem lại mỗi năm hơn 10 tấn tổ yến (giá bán tổ yến từ 18-20 triệu đồng/kg) mang lại doanh thu hơn 180 tỷ đồng/năm cho toàn tỉnh An Giang.

Các địa phương tập trung nuôi yến nhiều như: huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Tịnh Biên và TP. Long Xuyên…Có những nhà yến, bình quân mỗi năm khai thác trên 30kg.

Dựa vào điều kiện địa lý, tự nhiên, môi trường An Giang có rất nhiều lợi thế như diện tích đất nông nghiệp lớn với đồng ruộng, vườn cây ăn trái, hệ thống sông ngòi chằng chịt tạo nhiệt độ ổn định, ẩm độ tốt và có nhiều côn trùng là nguồn thức ăn phong phú, đa dạng cho chim yến.

Những yếu tố này giúp chim yến phát triển và năng suất nhà yến có khả năng đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, chim yến còn được xem là loài thiên địch, dùng để đấu tranh sinh học để bảo vệ mùa màng cho nhà nông.

Ông Trần Minh Tuấn, xây 2 nhà nuôi chim yến ở xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú cho biết: Thực tế cho thấy, chim yến mà người dân trên địa bàn tỉnh đang nuôi là loại yến cho sản phẩm chất lượng cao. Sản phẩm yến sào An Giang đã chinh phục được khách hàng trong và ngoài nước.

Đây là con vật mà chúng ta không cho ăn, không cho uống, không cần con giống, chỉ xây nhà đạt tiêu chuẩn để dẫn dụ. Ở đó, nhiệt độ, độ ẩm bên trong phải ổn định, chim yến về ở và sinh sản nhiều.

Theo ông Tuấn, bình quân mỗi năm gia đình ông thu hoạch 3 lần với sản lượng tổ yến từ 10-15kg/năm, mang lại doanh thu khoảng 200 triệu đồng. Nếu người nuôi bảo vệ được môi trường sống của chim yến tốt có thể khai thác liên tục trong năm.

Hiện tại An Giang đã được Công ty Cổ phần Việt Nam Quốc Yến đầu tư nhà máy khá quy mô đầu tiên trên địa bàn thực hiện liên kết với các hộ dân nuôi yến để tạo vùng nguyên liệu lớn có thể phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện tại An Giang đã được Công ty Cổ phần Việt Nam Quốc Yến đầu tư nhà máy khá quy mô đầu tiên trên địa bàn thực hiện liên kết với các hộ dân nuôi yến để tạo vùng nguyên liệu lớn có thể phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Nguyễn Thị Xoàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang cho biết, sản phẩm của chim yến có giá trị kinh tế cao, trong đó, yến sào là một trong những ngành khá mới mẻ đối với An Giang, nhưng đã có sự đóng góp khá lớn về mặt kinh tế nếu ngành nghề này phát triển tốt và bền vững. Hơn nữa, chim yến còn được xem là loài thiên địch, dùng để đấu tranh sinh học để bảo vệ mùa màng cho nhà nông.

Vì vậy, trong thời gian tới để phát triển ngành yến sào trên địa bàn An Giang một cách bền vững, ngành nông nghiệp mong muốn ngành yến sào phát triển hơn nữa trong việc quản lý nuôi, chế biến phải được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng quy trình cấp phép cho vùng nuôi chim yến.

Theo bà Nguyễn Thị Xoàn, hiện An Giang đã được Công ty Cổ phần Việt Nam Quốc Yến đầu tư nhà máy khá quy mô đầu tiên trên địa bàn thực hiện liên kết với các hộ dân nuôi yến để tạo vùng nguyên liệu lớn có thể phục vụ xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới, trong đó chiếm 70-80% là thị trường Trung Quốc.

Hiện toàn tỉnh An Giang có trên 1.000 nhà nuôi chim yến đem lại mỗi năm hơn 10 tấn tổ yến (giá bán tổ yến từ 18-20 triệu đồng/kg) mang lại doanh thu hơn 180 tỷ đồng/năm. Ảnh: Hồ Thảo.

Hiện toàn tỉnh An Giang có trên 1.000 nhà nuôi chim yến đem lại mỗi năm hơn 10 tấn tổ yến (giá bán tổ yến từ 18-20 triệu đồng/kg) mang lại doanh thu hơn 180 tỷ đồng/năm. Ảnh: Hồ Thảo.

Mới đây, UBND tỉnh An Giang ra Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc  đã được Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký và có hiệu lực từ ngày 9/11/2022. Đây là cơ hội và động lực quan trọng để ngành yến tỉnh An Giang phát triển, đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm, mang lại lợi ích kinh tế rất cao.

Để tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả các nội dung của Nghị định thư cũng như để xây dựng, phát triển ngành yến của tỉnh An Giang bền vững, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cũng như các thị trường tiềm năng khác. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Sở NN-PTNT, Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến sản phẩm tổ yến triển khai thực hiện.   

                                                     

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.