| Hotline: 0983.970.780

Tránh chồng chéo trong quản lý nuôi yến

Thứ Hai 27/02/2023 , 18:15 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chỉ đạo Cục Chăn nuôi và các đơn vị liên quan rà soát các thủ tục, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu cho ngành hàng yến.

BATH0447

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cam kết đơn giản hóa mọi thủ tục hành chính, thúc đẩy ngành hàng yến phát triển. Ảnh: Bảo Thắng.

Tại cuộc họp thống nhất hướng dẫn và quản lý các cơ sở nuôi yến xuất khẩu ngày 27/2, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá xuất khẩu tổ yến sang thị trường Trung Quốc là cơ hội rất lớn, đặc biệt sau khi Việt Nam ký được nghị định thư với bạn.

“Tất cả những thủ tục rườm rà phải cắt bỏ hết, tạo mọi điều kiện tối đa cho xuất khẩu. Nếu thúc đẩy được mặt hàng này, ngành nông nghiệp sẽ đa dạng hóa được sản phẩm, cũng như tăng giá trị xuất khẩu, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu 55 tỷ USD mà Thủ tướng giao”, Thứ trưởng nói.

Trước vận hội mới, nhưng lãnh đạo Bộ NN-PTNT không quên chỉ ra một số khó khăn, tồn tại. Cụ thể, các cơ sở nuôi yến và địa phương hiện ngóng chờ một thông tư hướng dẫn về công tác quản lý cho ngành hàng; các yêu cầu về quy trình kỹ thuật của nước nhập khẩu; hồ sơ khai báo và các thủ tục hành chính đang xây dựng nên cần thời gian chỉnh sửa, bổ sung.

Cục Chăn nuôi đề xuất phương án quản lý hoạt động nuôi yến bằng mã số cơ sở. Đại diện Cục cho biết, điều này nhằm quản lý tổng thể các đối tượng vật nuôi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu chăn nuôi do Bộ NN-PTNT quản lý. Mặt khác, mã số này sẽ giúp truy xuất thông tin tổ yến lưu thông trên thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.

Theo Cục Chăn nuôi, mã số được cấp tự động, bao gồm mã vùng nuôi, mã cơ sở nuôi. Khi hoàn thành, toàn bộ các mã sẽ được tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia của ngành nông nghiệp. Quá trình xây dựng hệ thống mã số gồm 2 phần: Quản lý hoạt động nuôi yến; và Quản lý hoạt động xuất khẩu theo yêu cầu của Trung Quốc.

BATH0438

Cuộc họp sáng 27/2 thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp trong ngành hàng. Ảnh: Bảo Thắng.

Bên cạnh việc quản lý việc nuôi yến, các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT cũng tham mưu thêm những hướng dẫn kỹ thuật. Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cam kết, sẽ tổ chức lấy mẫu, kiểm tra thực tế, kiểm soát động vật gây hại tại thực địa, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp, người dân để có thể đáp ứng được yêu cầu từ phía Trung Quốc.

Song song với đó, ông Long kêu gọi doanh nghiệp trong chuỗi ngành hàng nâng cao nhận thức, trách nhiệm với ngành hàng này, đồng thời bám sát với những yêu cầu của nghị định thư đã ký với Trung Quốc. “Nhà yến phải được bố trí, xây dựng theo luật pháp Việt Nam. Danh sách các cơ sở này phải được gửi sang Trung quốc, đồng thời tiến hành lập hồ sơ, đánh giá quy trình sản xuất trước khi được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận cho xuất khẩu”, ông Long bày tỏ.

Ông Lê Thành Đại, Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam thừa nhận, trước năm 2020, hoạt động nuôi yến còn diễn ra tự phát. Tuy nhiên, vài năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là Bộ NN-PTTN, ngành hàng yến dẫn hình thành, với tiềm năng có thể mang về hơn 1 tỷ USD xuất khẩu. Thông qua phiên họp, ông Đại kiến nghị Bộ NN-PTNT và các đơn vị liên quan có những hướng dẫn riêng với thị trường Trung Quốc, để hoạt động thông quan thời gian tới diễn ra thuận lợi.

Nhiều địa phương hiện đẩy mạnh hoạt động nuôi yến.

Nhiều địa phương hiện đẩy mạnh hoạt động nuôi yến.

Ghi nhận các ý kiến, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh việc quản lý của Bộ NN-PTNT luôn dựa trên nguyên tắc số một là “không phát sinh thủ tục hành chính”. Thứ trưởng hứa sẽ tiếp tục họp với Cục Chăn nuôi, Thú y, Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cùng các đơn vị liên quan để phân rõ chức năng nhiệm vụ và không xảy ra tình trạng chồng chéo.

Ông chia sẻ rằng, hiện việc quản lý nhà yến và sản phẩm đến nơi sơ chế thuộc thẩm quyền Cục Chăn nuôi. Còn từ khâu sơ chế, xuất khẩu và quản lý dịch bệnh cùng các chỉ tiêu chất lượng lại thuộc quản lý của Cục Thú y.

“Tất cả những hướng dẫn sắp tới sẽ tham khảo kỹ ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đã có hoạt động xuất khẩu. Chúng ta phải chung tay vì sự phát triển của ngành, ở đó nhà nước kiến tạo không gian, khoa học đi tiên phong, doanh nghiệp đua tài, còn người dân hưởng lợi”, Thứ trưởng kết luận.

Xem thêm
Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.