| Hotline: 0983.970.780

An Giang: Không nên nuôi tôm hùm nước ngọt ngoại lai

Thứ Năm 23/02/2017 , 13:35 (GMT+7)

Theo nghiên cứu Huang et al. 1994, tôm hùm nước ngọt là vật chủ trung gian đối với sự lây lan mầm bệnh Aphanomyes astaci - một loại bệnh giống như nấm gây chết quần đàn tôm nước ngọt nuôi tại châu Âu.

Sở NN- PTNT đề nghị UBND huyện, thị, thành phố chỉ đạo Phòng Kinh tế; Phòng NN- PTNT; UBND xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền về tác hại của đối tượng ngoại lai xâm hại này, rà soát, kiên quyết ngăn chặn không để xảy ra trường hợp phát tán, thả nuôi tôm hùm nước ngọt trên địa bàn quản lý. Đồng thời phối hợp với Sở NN- PTNT, đơn vị chức năng để xác minh, truy xuất nguồn gốc, xử lý việc phát tán, thả nuôi tôm hùm nước ngọt ngoại lai dưới bất kỳ hình thức nào.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xảy ra một trường hợp thả nuôi tôm hùm càng đỏ kết hợp với trồng sen trên diện tích đất nông nghiệp, tại xã Tân Hội, huyện Cao Lãnh, vụ việc đã được cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Tháp ngăn chặn, xử lý theo quy định.

Theo các nhà khoa học, tôm hùm nước ngọt (tôm hùm càng đỏ) Procambarus clarkii (Girard, 1852) là loài giáp xác mười chân thuộc họ Cambaridae, là loài bản địa ở Mỹ và bắc Mexico (Souty-Grosset et al., 2006). Giống tôm này được du nhập vào một số quốc gia thuộc châu Phi, châu Á và châu Âu (Hobbs et al., 1989).

Tôm hùm nước ngọt có khả năng di chuyển khoảng 3 km/ngày và chúng có thể di chuyển trên nền đất khô (theo Gherardi and Barbaresi 2000; Cruz and Rebelo 2007). Chúng sinh sản nhiều lần trong năm và phát tán nhanh ở thủy vực tự nhiên.

Theo nghiên cứu Huang et al. 1994, tôm hùm nước ngọt là vật chủ trung gian đối với sự lây lan mầm bệnh Aphanomyes astaci - một loại bệnh giống như nấm gây chết quần đàn tôm nước ngọt nuôi tại châu Âu.

Theo Chi cục Thủy sản An Giang, tôm hùm nước ngọt là loài ăn tạp phổ biến, thức ăn của chúng là bùn bã hữu cơ, tảo, cây cỏ, sinh vật thủy sinh không xương sống, lưỡng cư và cá. Chúng có khả năng làm thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái thủy vực, làm giảm sự phong phú và đa dạng thực vật thủy sinh cỡ lớn, động vật thủy sinh không xương sống, cá loài lưỡng cư và cá.

Theo nghiên cứu của Anastácio & Marques, 1997; Fonseca et al., 1997, hoạt động đào bới (đào hang) của tôm hùm nước ngọt gây ra thiệt hại đến diện tích canh tác nông nghiệp, những con đê, đập và những cây thủy sinh mọc ven sông, làm tăng độ đục của nước.

Theo Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013 của Bộ TN- MT, Bộ NN- PTNT đã đưa đối tượng tôm hùm nước ngọt vào Danh mục các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại tại Việt Nam cần được quản lý, kiểm soát.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất