| Hotline: 0983.970.780

An Giang: Trồng dâu kết hợp du lịch sinh thái

Thứ Tư 19/08/2020 , 08:06 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Thuận ở xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên, An Giang có nguồn thu nhập cao và ổn định nhờ trồng dâu kết hợp làm du lịch sinh thái.

Ông Thuận đang thu hoạch dâu tằm ăn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Thuận đang thu hoạch dâu tằm ăn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Xuất thân từ gia đình nông dân, sẵn có đất vườn, ông Thuận có kinh nghiệm trồng cây ăn trái và làm lúa nhưng vẫn không khá nổi. Năm 2009, ông được người bạn ở Đà Lạt cho giống dâu đem về trồng thử. Từ đó vườn dâu ban đầu, ông đã mở rộng diện tích trồng để làm du lịch sinh thái

Ông Thuận cho biết, qua nhiều năm trồng dâu cho thấy đây là giống cây nhanh cho lợi nhuận cao, thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu. Cây trồng từ 10-12 tháng bắt đầu cho trái, thời gian thu hoạch mỗi vụ kéo dài 2 - 2,5 tháng.

Hiện nhà ông trồng được trên 300 gốc dâu tằm trên diện tích 5 công. Theo nhẩm tính của ông Thuận, mỗi công một năm cho 2-3 vụ trái, một vụ thu hoạch khoảng 3 tấn. 4 công thu hoạch 12 tấn, bán với giá 40.000 – 45.000 đồng/kg, ước tính mỗi năm thu được gần 500 triệu, đó là chưa kể đến các sản phẩm từ dâu như mứt, nước cốt, rượu… Với 350 gốc dâu ông Thuận trồng theo "dây chuyền" xử lý cho cây ra trái nghịch vụ, để khách đến tham quan thời điểm nào cây cũng có trái.

Ông Thuận cho biết thêm, khi dâu vào mùa chín rộ, người dân nhiều nơi tò mò đến tham quan chụp hình. Ông cho khách vào vườn vui chơi dưới tán cây, hái trái ăn miễn phí. Khi khách có nhu cầu mua dâu tươi, uống nước dâu tại chỗ hay mua rượu dâu, nước cốt dâu mang về, ông mới tính tiền. Từ năm 2015, ông đã đăng ký thương hiệu với sản phẩm nước cốt dâu tằm tươi Hai Thuận, sirô và mứt dâu Hai Thuận. Những sản phẩm này được quảng bá tại các hội chợ, lễ hội ở địa phương.

Tiếng lành đồn xa, thông qua báo đài và mạng xã hội khoảng 2 năm nay khách đến vườn dâu của ông Thuận ngày càng đông, nhất là giới trẻ, khách các tỉnh về hái dâu, uống nước dâu và chụp hình. 

Khi được hỏi về câu chuyện đem cây dâu Đà Lạt về An Giang trồng, lão nông Nguyễn Văn Thuận tâm đắc: “Giống cây này dễ trồng, cho năng suất cao. Đặc biệt trồng dâu ăn trái không tốn nhiều chi phí đầu tư phân bón và thuốc BVTV... lại chế biến ra nhiều sản phẩm hữu ích cho người tiêu dùng. Trồng một lần cây cho trái và kéo dài thời gian khoảng 5-7 năm mới trồng lại mới. 1 công (1.000m2) trồng dâu cho lợi nhuận gấp nhiều lần so với trồng lúa. Nếu giá dâu xuống thấp hay khó bán thì lấy trái làm nước cốt, mứt, siro dâu, rượu dâu”.

Ông Thuận cho biết thêm, trước đây có một mình ông trồng dâu. Khi thành công ông chia sẻ kinh nghiệm trồng và bán giống cho người dân các tỉnh lân cận để cùng nhau phát triển giống cây này tại ĐBSCL.

Dâu tằm ăn hiện có giá từ 40.000 - 45.000 đồng/kg. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dâu tằm ăn hiện có giá từ 40.000 - 45.000 đồng/kg. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Thái Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Khánh cho biết, một số hộ trồng dâu tại địa phương đã tận dụng kết hợp làm du lịch sinh thái để tăng thêm thu nhập. Xã đang khuyến khích thành lập HTX để mở rộng diện tích trồng dâu trong thời gian tới và xây dựng sản phẩm OCOP thương hiệu nước cốt dâu đạt chuẩn 3 sao.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.