| Hotline: 0983.970.780

Xen canh bồn bồn trong vuông tôm

Thứ Tư 13/03/2019 , 14:01 (GMT+7)

Những năm gần đây, người dân ở huyện Cái Nước (Cà Mau) có cuộc sống ổn định nhờ trồng cây bồn bồn. Đây là loài rau đặc sản, dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao và được người tiêu dùng ưa chuộng.

10-50-04_1_nguoi_dn_di_phuong_thu_hoch_bon_bon
Thu hoạch bồn bồn

Xã Tân Hưng Đông có trên 50 ha trồng bồn bồn, tiêu thụ rất ổn định. Bồn bồn tươi có giá dao động từ 30.000 – 35.000 đ/kg. Bồn bồn dưa ở mức 45.000 – 50.000 đ/kg. Theo người dân địa phương, bồn bồn rất dễ ăn, được chế biến thành nhiều món khác nhau như dưa bồn bồn, bồn bồn nấu chua; bồn bồn xào tôm, làm gỏi… thậm chí có thể ăn sống như một loại rau thông dụng. Đặc biệt, cây bồn bồn được trồng tự nhiên, không sử dụng thuốc trừ sâu nên người tiêu dùng rất ưa chuộng.  

Anh Nguyễn Phi Hùng, ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông phấn khởi: “Từ khi cây bồn bồn Cái Nước được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Công thương chứng nhận nhãn hiệu tập thể thì những sản phẩm được chế biến từ bồn bồn được nhiều du khách chọn mua làm quà biếu. Nhờ đó, mà thu nhập của người dân địa phương rất ổn định, đời sống được cải thiện”.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ việc trồng bồn bồn, người dân ở ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông đã tận dụng đất ở vuông tôm để trồng bồn bồn. Mô hình này đã mang lại hiệu quả tích cực. Một mặt, vừa tăng thu nhập ổn định, vừa tạo bóng mát và thức ăn cho tôm nuôi. Nhiều hộ có đất rộng từ 2 – 3 ha xen canh bồn bồn, cho thu nhập từ 70 – 120 triệu đồng/năm (chưa tính lợi ích từ tôm nuôi). Những hộ có đất ít hơn, cũng có thu nhập khoảng 30 triệu đồng/năm từ xen canh bồn bồn.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Cái Nước, bồn bồn là thương hiệu nổi tiếng của địa phương. Đáng chú ý là sản phẩm dưa bồn bồn – món ăn dân dã nhưng mang đậm vị quê hương. Lượng tiêu thụ mặt hàng này hằng năm rất cao. Có thể nói, thương hiệu bồn bồn Cái Nước đã có chỗ đứng trên thị trường…

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.