| Hotline: 0983.970.780

Ăn, ngủ cùng phân hoá học, thuốc trừ sâu

Thứ Năm 09/07/2009 , 10:15 (GMT+7)

Với 1,5 triệu ha lúa, mỗi năm ĐBSCL cần trên 1 triệu tấn phân hóa học và thuốc BVTV. Tại ĐBSCL nếu xếp theo cấp độ ô nhiễm thì nặng nhất là nguồn nước, sau đó ô nhiễm đất và cuối cùng là ô nhiễm không khí thì 2 dạng ô nhiễm đầu đều do phân bón, thuốc trừ sâu gây nên.

Với 1,5 triệu ha lúa, mỗi năm ĐBSCL cần trên 1 triệu tấn phân hóa học và thuốc BVTV.  Tại ĐBSCL nếu xếp theo cấp độ ô nhiễm thì nặng nhất là nguồn nước, sau đó ô nhiễm đất và cuối cùng là ô nhiễm không khí thì 2 dạng ô nhiễm đầu đều do phân bón, thuốc trừ sâu gây nên.

>> Nông thôn đang bị ''ngộ độc'' như thế nào?
>> Mỗi đầu người hứng chục tấn phân gio
>> Ngập trong rác

Ở ĐBSCL nông dân làm rất nhiều ruộng, trong nhà hầu như lúc nào cũng có phân bón, thuốc BVTV. Thuốc chai, thuốc gói để ngổn ngang dưới gầm giường, gầm chạn, góc nhà. Vào mùa dịch bệnh trên lúa nông dân thường ăn ngủ lẫn với phân bón, thuốc BVTV. Chuyện phun thuốc ngoài đồng ruộng thì kinh khủng hơn nhiều. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông thôn và Khoa Nông nghiệp & Tài nguyên Thiên nhiên (ĐH An Giang) tại xã Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) trong 100 nông dân chỉ có 4 người trình độ cao đẳng và 2 trung cấp nghề, 94 người dừng lại ở bậc tiểu học THCS cho thấy phần lớn nông dân hiện trình độ văn hóa rất thấp.

Song song với nền văn hoá đó là nhận thức về các mối nguy hại đến môi trường sản xuất, môi trường sống, sức khỏe bản thân và cộng đồng cũng thấp tương ứng. Từ chỗ trình độ thấp, ý thức kém dẫn đến việc nông dân thường sử dụng phân, thuốc một cách vô tội vạ, bất chấp khuyến cáo của nhà SX. Thường bà con chỉ phun xịt thuốc theo thói quen, kinh nghiệm bản thân hoặc thấy đâu âu đấy, nghe sao làm vậy. Cũng theo kết quả của TT thì trong số 100 nông dân được khảo sát, có đến 93 người sử dụng thuốc BVTV dựa vào kinh nghiệm; 36 người quyết định mua thuốc theo tư vấn của bạn bè, người quen; 32 người làm theo chỉ dẫn của các đại lý VTNN (thường bán cùng lúc nhiều loại thuốc) và chỉ có 16 người dựa vào nhãn hiệu.

Một cán bộ ngành nông nghiệp An Giang cho biết, không cần nói gì đến những chuyện to tát như bảo vệ môi trường, lợi ích cộng đồng…mà ngay việc bảo vệ sức khỏe bản thân họ cũng lơ là. Hình ảnh anh nông dân đầu trần, mặc quần xà lỏn quảy bình trên lưng phun thuốc trắng xoá trên ruộng lúa không phải làm hiếm. Nhiều nông dân thừa nhận họ biết tiếp xúc với thuốc hóa học là độc hại nhưng cho rằng bị nhiễm dài dài chứ một hai ngày, vài ba chục bình thuốc ăn thua gì.

“Quảy bình thuốc hơn 20kg trên lưng (bình 16 lít), vừa bơm vừa xịt nặng muốn xệ vai, lại phải lội dưới lúa cao đất lún thở muốn hụt hơi, đeo thêm khẩu trang vào nữa thì chắc chết ngộp. Hơn nữa mình chỉ có 5 công đất, xịt hơn chục bình là xong, mất công bao tay, bịt mặt bực bội, lu bu lắm” - anh nông dân Lê Vĩnh Hòa, ở xã Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) bao biện. Không ít nông dân trong khi đi phun xịt thuốc vẫn vô tư hút thuốc, ăn uống. Nông dân An Giang vốn được đánh giá là ham học hỏi, chịu khó áp dụng tiến bộ KHKT vào SX mà còn vậy thì những địa phương khác khó có thể khá hơn được.

Rời An Giang, chúng tôi đến huyện Tân Hiệp, địa phương được coi là lá cờ đầu trong làm lúa của Kiên Giang. Nơi đây cũng được coi là đất học của tỉnh nhưng nhìn chung trình độ của phần đông nông dân cũng không vượt quá cấp II (những người có học cao hơn thì ít ai bám ruộng). Anh Đào Tư Thuật, ở ấp Tân An, xã Tân An, Tân Hiệp tâm sự: “Do nhà ít người, lại chỉ có một mình là con trai nên tôi chỉ học hết lớp 6 rồi làm ruộng. Lúc đấy đi xịt thuốc tôi chỉ đeo được bình 8 lít (bình bơm hơi), mấy năm sau mới đeo nổi bình 16 lít. Làm gần 5ha lúa nên tôi gần như phải xịt thuốc suốt mùa”.

Khi tôi hỏi về các biện pháp an toàn khi phun xịt như mặc đồ đồ bảo hộ, đeo khẩu trang, chú ý hướng gió…anh Thuật cười thật thà: “Tôi chưa bao giờ mặc những thứ đó”. Trầm tư một lúc, anh Thuật buồn rầu: “Chẳng biết có ảnh hưởng thuốc hay không mà tôi cưới vợ mãi vẫn chưa có con”.

Những con số khủng khiếp

Trung bình mỗi năm nông dân tỉnh An Giang đổ xuống đồng ruộng 183.000 tấn phân bón hóa học và trên 1.000 tấn thuốc BVTV nhằm phục vụ cho 280.000ha đất nông nghiệp. Nếu lấy con số trung bình này nhân với diện tích trồng lúa của cả khu vực thì sẽ có một con số thật khủng khiếp. Với khoảng 1,5 triệu ha chuyên trồng lúa, nông dân ĐBSCL cần 1 triệu tấn phân bón và hơn 5.000 tấn thuốc BVTV/năm. Tâm lý chung của nông dân là sử dụng phân, thuốc “nặng tay” để có năng suất cao hơn nhưng lại ít tính đến yếu tố môi trường.

ThS. Võ Thị Hồng Thủy – Chi cục BVTV Kiên Giang cho biết, trung bình nông dân phun xịt từ 7-8 đợt thuốc BVTV/vụ. Cá biệt có những hộ phun xịt đến 11-12 lần/vụ. Số lần và số thuốc càng nhiều khi có dịch bệnh, nhất là dịch rầy nâu. Không ít nông dân vừa xịt 1- 2 ngày thấy rầy chưa chết hết lại phun xịt tiếp. Nguy hại nhất là nông dân thường tự phối trộn lẫn thuốc bệnh, thuốc rầy, thuốc dưỡng (phân bón lá) phun xịt trong một lần cho đỡ tốn công. Cách làm như vậy không chỉ phí phạm thuốc mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều nông dân còn sử dụng thuốc diệt cỏ (thuốc 2,4D) để hạn chế lúa bị lên mộng do thu hoạch bị mưa bão.

Xem thêm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến La Habana, bắt đầu thăm Cuba

Tối 25/9 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã đến Sân bay quốc tế Jose Marti, Cuba.

Lần đầu tiên tổ chức lễ hội trái cây Việt Nam tại Trung Quốc

Lễ hội được tổ chức tại Trung tâm phân phối nông sản Tân Phát Địa, quận Phong Đài, thành phố Bắc Kinh, một chợ đầu mối hoa quả thuộc diện lớn trong vùng.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Cha con 'người hùng không biết chữ' cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Dù không biết chữ, cha con anh Nguyễn Văn Hai vẫn mày mò tự chế thiết bị lặn để cứu trạm bơm Cống Bún khỏi sự cố rò rỉ trước thời điểm mưa lũ.

Bình luận mới nhất