| Hotline: 0983.970.780

An toàn hồ đập, nhiệm vụ cấp bách

Thứ Sáu 28/03/2014 , 13:15 (GMT+7)

Theo Tổng cục Thủy lợi, cả nước có gần 7.000 hồ chứa nước, thủy điện với tổng dung tích trữ khoảng 11 tỷ m3 nước, trong đó 560 hồ chứa lớn.

Ngày 26/3, tại Hà Tĩnh, Bộ NN- PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tăng cường công tác quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa nước ở Bắc Trung Bộ do Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng chủ trì.

Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), cả nước có gần 7.000 hồ chứa nước, thủy điện với tổng dung tích trữ khoảng 11 tỷ m3 nước, trong đó 560 hồ chứa lớn. Nhiều công trình đang xuống cấp nghiêm trọng, là mối hiểm họa lớn nếu không được quản lý, bảo vệ an toàn.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ có rất nhiều hồ chứa phải chịu tác động lớn của mưa lũ lại như Thanh Hóa 610 hồ, Nghệ An 625 hồ, Hà Tĩnh 345 hồ… hầu hết đều được đắp đất thủ công từ thế kỷ trước có dấu hiệu mất an toàn.

Giai đoạn 1960 - 1975, Nhà nước đã đầu tư xây dựng nhiều hồ chứa có dung tích từ 10 - 50 triệu m3 nhưng chủ yếu là đập đất như hồ Thượng Tuy (Hà Tĩnh), Rào Nan, Cẩm Ly (Quảng Bình)… Từ 1975 - 2000, hàng loạt hồ nước lớn được đầu tư xây dựng như Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Sông Mực (Thanh Hóa)…

Do thời gian sử dụng đã quá lâu, khí hậu ngày một khắc nghiệt, cứ mùa mưa lũ đến một số hồ đập bị vỡ. Từ 2009 - 2012, Hà Tĩnh xảy sự cố vỡ đập Z20, Khe Mơ, Khe Làng... Hiện tại khu vực Bắc Trung bộ có 79 hồ bị hư hại nặng cần được sửa chữa cấp bách.

Từ 2000 đến nay, một số hồ chứa quy mô lớn được xây dựng bằng nguồn vốn Chính phủ như Cửa Đạt (Thanh Hóa), Tả Trạch (TT - Huế), Đá Hàn (Hà Tĩnh), Rào Đá, Thác Chuối (Quảng Bình)… Các hồ đều có khối lượng nước khổng lồ treo ở độ dốc cao... nếu không bảo vệ an toàn thì hậu quả khôn lường sẽ xảy ra.

Nhiều ý kiến trong hội nghị cho rằng, hầu hết công tác quản lý hồ đập còn bất cập bởi đội ngũ quản lý trực tiếp chưa được đào tạo bài bản, trang thiết bị chưa được đầu tư đồng bộ... Bài học đau lòng từ việc xả lũ hồ Vực Mấu, Nghệ An năm 2013 do thông tin từ khí tượng thủy văn cộng với năng lực quản lý công trình yếu kém dẫn đến xả lũ phía hạ du gây thiệt hại lớn ở 12 xã.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng đánh giá cao ý kiến của các tỉnh và khẳng định điều đó thể hiện tinh thần trách nhiệm của những người làm công tác thủy lợi trên địa bàn. Bộ NN-PTNT sẽ sớm báo cáo Chính phủ để có hướng xử lý kịp thời, góp phần đảm bảo
an toàn hồ đập.

Qua hội nghị này các địa phương có nhiều bài học kinh nghiệm hơn nữa để làm tốt công tác quản lý hồ đập phục vụ đắc lực cho SX nông nghiệp.

Theo PGĐ Sở NN-PTNT Nghệ An Nguyễn Văn Đệ: Nghệ An có 662 hồ đập chiếm 10% số hồ đập của cả nước, trong đó 8 hồ chứa lớn được đầu tư khá quy mô có thể tạm gọi là an toàn, số còn lại thì xuống cấp nghiêm trọng. Tỉnh cần khoảng 500 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp sửa chữa, gia cố nhằm đối phó với mùa mưa bão tới.

GĐ Sở NN-PTNT Quảng Bình Phạm Văn Khoa cho biết, Quảng Bình có 145 hồ chứa, trong đó 10 hồ chứa trên 10 triệu m3 nước. Mặc dù đã được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ nhưng nhiều hồ đập vẫn có nguy cơ mất an toàn. Quảng Bình nhiều vùng đất cát, thân đập đều được đắp bằng cát, năm nào cũng xảy ra vỡ đập gây thiệt hại lớn. Tỉnh cần có kinh phí để kịp thời nâng cấp sửa chữa.

Còn GĐ Sở NN-PTNT Quảng Trị Nguyễn Văn Bài cho rằng, công tác quản lý hồ đập còn bất cập, ngay cả bây giờ cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý hồ đập mà chưa có hồ sơ pháp lý, khi có sự cố xảy ra không biết dựa vào cơ sở nào để xử lý. Xả lũ trên thượng nguồn thì động đến rừng của xã, của huyện, xả xuống hạ du thì động đến đến đất của dân cư. Nhiều phen cơ quan quản lý bó tay.

Cũng theo ông Bài, toàn bộ hệ thống xả lũ, cấp nước cho hạ du đều đã bị hư hại, không biết chuyện gì sau này sẽ xảy ra nếu chưa có biện pháp kịp thời xử lý. PGĐ Sở NN-PTNT Hà Tĩnh Phạm Đăng Nhật cho biết, Hà Tĩnh hiện còn có 289 hồ chưa được kiểm định an toàn theo quy định, 24 hồ cần được đầu tư cấp bách...

Trong hội nghị, cũng có nhiều ý kiến cho rằng để tăng cường quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa thì công tác đào tạo phải được đặt lên hàng đầu bởi cán bộ quản lý điều hành chưa được trang bị kiến thức.

Khi thời tiết, khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp cần có các hệ thống quy chuẩn khí tượng quan trắc, các hệ thống đo lượng mưa, mức nước cộng với áp lực chịu đựng thân đập. Việc xả lũ hạ du là vấn đề bức bách nhất hiện nay đối với các hồ đập trong khu vực bởi thượng nguồn mưa lớn nước đổ về rất nhanh nếu không có dự báo trước.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm