| Hotline: 0983.970.780

An toàn học đường

Thứ Tư 29/05/2019 , 09:02 (GMT+7)

Theo GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, chúng ta đã có các văn bản luật để đảm bảo an toàn học đường. Và sắp tới, khi Luật Giáo dục chính thức đi vào đời sống, thì học đường càng được đảm bảo an toàn.

Những nỗi bất an

Thời gian vừa qua, liên tiếp các vụ bạo hành học đường được báo chí và mạng xã hội phản ánh khiến dư luận hết sức quan tâm. Ở trường mầm non và tiểu học là bảo mẫu và cô giáo bạo hành học sinh là chủ yếu.

Những hình ảnh, video ghi lại cảnh hai cô giáo của trường Tiểu học Quán Toan (Hải Phòng) đánh liên tiếp vào đầu học sinh lớp 2 trong giờ khiến chân tay, vùng mắt học sinh tấy đỏ làm mọi người không khỏi xót xa. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang chịu mức kỷ luật buộc thôi việc, còn cô chủ nhiệm Phạm Thị Vân bị khiển trách.

17-44-20_hi_phong_-_gv_tt_hs
Lãnh đạo TP Hải Phòng làm việc về vi phạm của cô giáo tát học sinh.

Còn ở bậc phổ thông là bạo lực giữa học sinh với học sinh. Đối tượng, tính chất khác hẳn nhau. Một sự việc khiến cha mẹ học sinh lo lắng khi đối tượng từ bên ngoài vào gây án trong trường.

Cụ thể là sự việc xảy ra vào 9h sáng 3/5/2019, trong giờ nghỉ giải lao, đối tượng Đỗ Mãnh Chiểu Minh (SN 1994), ở thôn Cốc Mốc, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã đột nhập, chạy lên tầng 2 của trường Tiểu học Đồng Lương, dùng dao nhọn đâm 5 học sinh ở một số lớp học và 1 giáo viên khiến 1 học sinh đã tử vong trên đường đi cấp cứu, 4 học sinh, 1 giáo viên bị thương.

15-11-45_tieu_hoc_dong_luong
Trường Tiểu học Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Điều này khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng, bất an. Trao đổi với PV Báo NNVN, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Minh Hạc nêu câu hỏi về trách nhiệm của bảo vệ nhà trường khi để đối tượng bên ngoài vào trường. “Mỗi trường học đều có bảo vệ nhà trường, tại sao người lạ lại vào trường dễ dàng như thế?”.

Ông Đỗ Trọng Trang, Bí thư đoàn trường THPT Nguyễn Thị Lợi (Thanh Hóa) cho biết, hàng năm Sở GD-ĐT Thanh Hóa có công văn về kế hoạch 1141 đưa đến các nhà trường để phòng chống bạo lực học đường. Đồng thời, nhà trường cũng đã phối hợp với công an phường Trung Sơn (TP Sầm Sơn) ký cam kết đảm bảo an ninh trật tự trong và ngoài trường.

Trong giờ học, các thầy cô giáo kiểm tra sát sao về nề nếp và thăm dò xem có hiện tượng học sinh xích mích mâu thuẫn với nhau hay không. Cùng với đó là duy trì hoạt động cổng trường tự quản.

Do các yếu tố bên ngoài xã hội tác động vào các em học sinh, “Ban Giám hiệu cũng đã quán triệt các em tránh bạo lực học đường, tổ chức các lớp kỹ năng sống ở các chương trình hoạt động ngoại khóa”, ông Đỗ Trọng Trang chia sẻ.

Theo nhiều nhà phân tích, để ngăn ngừa người ngoài vào trường, là trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc thuê bảo vệ đảm bảo an ninh. Tất nhiên, không tránh khỏi các mối quan hệ gia đình, mối quan hệ xã hội tác động đến các em học sinh, khiến xảy ra xích mích, xô xát.

Tuy nhiên, một ví dụ như trên địa bàn TP Sầm Sơn (Thanh Hóa), là vấn đề bao lực học đường hầu như không xảy ra sự việc lớn. Khi phát hiện các em xích mích, nhà trường đã kịp thời phối hợp với phụ huynh đến trao đổi và ngăn chặn để không xảy ra mâu thuẫn kéo dài.
 

Hệ lụy từ văn hóa duy tình

Trao đổi với chúng tôi, TS Trịnh Lê Anh (ĐH Quốc gia Hà Nội) cắt nghĩa hiện tượng bạo hành học đường xảy ra giữa giáo viên với học sinh xuất phát từ văn hóa duy tình. Từ đó khiến cho các giáo viên chủ quan, lôi văn hóa gia đình vào công việc.

“Chính vì cô giáo coi học trò như con mình, con trong nhà mình có quyền, thích thì đánh, bực lên thì tát. Và mình thấy tát con chả sao cả, nên đến khi tát con nhà người khác cũng thấy bình thường”, TS Trịnh Lê Anh cho biết.

Ảnh minh họa: Vietnamnet.

Vừa đáng trách nhưng cũng vừa đáng thương cho cô giáo là vì có thể cô cũng chưa được tập huấn hay không đúng lý trí trong công việc để phân tách được giữa công việc và mối quan hệ thân sơ của mình.

Cũng theo TS Trịnh Lê Anh, cô giáo có hành vi bạo lực với học sinh, có thể do bị stress, áp lực, hay có vấn đề trong cuộc sống cá nhân nên trút giận vào học trò. Để không xảy ra những sự việc tương tự, theo TS Trịnh Lê Anh, trong từng môi trường giáo dục, chúng ta phải thường xuyên hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên.

“Có lẽ lâu nay chúng ta không bàn đến những chủ đề rất gần gũi đối với môi trường sư phạm như khoảng cách. Khoảng cách như thế nào là cần thiết giữa thầy và trò. Các cấp học khác nhau từ cấp mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học rồi sau đại học thì nên có khoảng cách thế nào.

Chúng ta quan tâm học trò đến đâu là đủ.... hay áp dụng những hình phạt nào đối với học trò khi học trò không thực hiện đúng các nguyên tắc của việc học tập. Những điều đó nếu được quan tâm nhiều hơn, đưa lên bàn luận một cách sâu kỹ hơn ở các cấp học và thường xuyên thì điều tất yếu sẽ tránh được những trường hợp xấu xảy ra”, ông Trịnh Lê Anh nói.

“Để đảm bảo an toàn học đường, đầu tiên nhà trường cũng đã tuyên truyền vào các ngày chào cờ, sơ kết học kỳ, và thông báo cho các thầy cô chủ nhiệm và tất cả các học sinh. Thứ hai là cử các đội cờ đỏ, và đội thanh niên tình nguyện làm các công việc đảm bảo an toàn học đường” (ông Trần Hiếu Minh - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Lợi – Thanh Hóa).

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm