| Hotline: 0983.970.780

Bắc Giang: 17 'quả bom nước' bị tràn

Chủ Nhật 04/08/2019 , 17:47 (GMT+7)

Mưa lớn do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (diễn ra từ 2 – 4/8) đã khiến mực nước nhiều hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vượt ngưỡng xả tràn.

Từ đêm 2/8 đến nay, nước hồ Khoanh Song đã chảy qua mặt tràn xuống vùng hạ du. Ảnh: Minh Phúc.

Ngày 4/8, Đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi do Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tỉnh dẫn đầu đã đi kiểm tra công tác vận hành hồ chứa tại Lạng Sơn và Bắc Giang.

Tại hồ Khoanh Song (xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) có dung tích trữ thiết kế hơn 1 triệu m3 xảy ra hiện tượng tràn nước.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh - tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi kiểm tra công tác vận hành hồ chứa Khoanh Song. Ảnh: Minh Phúc.

“Do hồ nằm ở trên cao, phía dưới là khu dân cư, nếu xảy ra vỡ thân đập thì rất nguy hiểm. Rất may là từ năm 2015, tỉnh đã bố trí kinh phí cứng hóa bê tông được mặt thân đập. Tuy nhiên, mặt tràn làm bằng đất nên có nguy cơ xảy ra hiện tượng xói lở, gây mất an toàn”, ông Nguyễn Văn Dĩnh – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết.

Dưới hồ chứa Khoanh Song là khu dân cư với hàng trăm ngân khẩu đang sinh sống. Ảnh: Minh Phúc.

Trước mùa mưa, tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Chi cục Thủy lợi, các địa phương và Công ty Khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai. Bởi vậy, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tỉnh có 17 hồ chứa bị tràn nước, nhưng vẫn đảm bảo an toàn, không xảy ra thiệt hại.

“Tới đây, chúng tôi sẽ đề xuất địa phương bố trí kinh phí để cứng hóa các mặt tràn đất và hệ thống mương dẫn nước, nhằm nâng cấp công trình, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài sản và tính mạng của nhân dân”, ông Dĩnh nói.

Nếu vỡ thân đập, hồ Khoanh Song sẽ trở thành một "quả bom nước" gây thiệt hại cho người dân vùng hạ du. Ảnh: Minh Phúc.

Sau khi kiểm tra các công trình hồ chứa, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết: Hiện nay vùng Trung du và Miền núi phía Bắc chưa có công trình nào xảy ra sự cố đáng tiếc. Nhưng đây là khu vực có nhiều hồ chứa lớn nhất cả nước.

Các hồ được xây dựng từ những năm 1970 – 1980 của thế kỷ 20, với công nghệ thô sơ, kinh phí tu bổ, nâng cấp nhỏ giọt nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao.

Bởi vậy, các địa phương cần rà soát, đánh giá tổng thể các công trình, bố trí kinh phí để nâng cấp các hồ chứa xung yếu, đảm bảo an toàn cho người dân vùng hạ du. Đối với các hồ chứa lớn có cửa van xả lũ, cần chủ động theo dõi tình hình mực nước, diễn biến thời tiết để điều tiết nước hợp lý, tránh xả lũ cấp tập gây ngập úng trên các sông, suối.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nhiều diện tích lúa sắp thu hoạch ở Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn

Hàng trăm ha lúa vụ đông-xuân đang kỳ thu hoạch tại Quảng Bình bị đổ rạp do mưa lớn…