| Hotline: 0983.970.780

Bắc Giang cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn sau dịch Covid-19

Thứ Bảy 25/09/2021 , 16:20 (GMT+7)

Ban Chỉ đạo Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất và phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Giang vừa thông tin về tình hình hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua.

Chiều 25/9, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, tỉnh Bắc Giang đã nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo Hỗ trợ khôi phục hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp tập trung nguồn lực, kích hoạt lại các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỉnh Bắc Giang đã chủ động đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đăng ký hoạt động trở lại và cam kết đảm bảo các yêu cầu về công tác phòng, chống dịch.

Tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện thủ tục thành lập các KCN mới. Ảnh: BGP

Tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện thủ tục thành lập các KCN mới. Ảnh: BGP

Thậm chí, một số doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã tập trung mở rộng thị trường, quy mô, tăng thêm số lượng đơn hàng, nhất là ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu, cụm công nghiệp.

Chính quyền tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện thủ tục thành lập các KCN mới là: Yên Lư, Tân Hưng và Yên Sơn – Bắc Lũng, mở rộng KCN Quang Châu, KCN Hòa Phú. Trong đó, với KCN Yên Lư, hiện tại 8/8 bộ, ngành có văn bản tham gia góp ý hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN.

Với KCN Yên Lư, nhà đầu tư và UBND tỉnh Bắc Giang đã có văn bản giải trình các ý kiến tham gia của các bộ. Còn KCN Tân Hưng, UBND tỉnh Bắc Giang đang chỉ đạo các sở, ngành tham mưu để giải trình các ý kiến của các bộ.

Đối với KCN Yên Sơn – Bắc Lũng, hiện đã có ý kiến của 5 bộ gồm: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Công thương, NN-PTNT, còn 3 bộ chưa có ý kiến là: TN-MT, Xây dựng và Giao thông vận tải.

Đối với việc mở rộng các KCN Quang Châu và Hòa Phú, hiện tại đã có 7/8 bộ có ý kiến, ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang đang phối hợp với nhà đầu tư tiếp tục bám sát, đôn đốc các bộ, ngành.

Ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang kiểm tra tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp. Ảnh: BGP

Ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang kiểm tra tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp. Ảnh: BGP

Về hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong công tác triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp (CCN), tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ các chủ đầu tư CCN Nội Hoàng, CCN Dĩnh Trì hoàn thiện hồ sơ, thủ tục giao đất đợt 1, hỗ trợ chủ đầu tư CCN Tăng Tiến, CCN Hợp Thịnh điều chỉnh ngành nghề thu hút đầu tư vào CCN.

Về hỗ trợ doanh nghiệp trong vận chuyển thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu, tỉnh Bắc Giang phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn, ngành hải quan để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu từ Bắc Giang đi Trung Quốc và ngược lại qua cửa khẩu ở Lạng Sơn.

Đề xuất phương án dừng, đỗ tập kết hàng hóa, nguyên vật liệu vận chuyển qua đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn tại ga Bắc Giang để phục vụ sản xuất của doanh nghiệp.

Trong các cụm công nghiệp, có 221 doanh nghiệp đang hoạt động, 9 doanh nghiệp đang cầm chừng, hơn 47.000 lao động thực tế đi làm. Ảnh: BGP

Trong các cụm công nghiệp, có 221 doanh nghiệp đang hoạt động, 9 doanh nghiệp đang cầm chừng, hơn 47.000 lao động thực tế đi làm. Ảnh: BGP

Mặt khác, tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc khác của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp.

Bên cạnh những hỗ trợ nói trên, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang cũng làm rất tốt việc trợ giám sát, hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 tại các doanh nghiệp, khu nhà trọ, nơi lưu trú và hỗ trợ tích cực trong đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ trong các doanh nghiệp…

Theo Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, tính đến tháng 9/2021, trong 6 khu công nghiệp có 377 doanh nghiệp đang hoạt động, 180.000 lao động đi làm, trong đó lao động ngoại tỉnh hơn 47.000 người.

Trong các cụm công nghiệp, có 221 doanh nghiệp đang hoạt động, 9 doanh nghiệp đang cầm chừng, hơn 47.000 lao động thực tế đi làm, chiếm 99% số lao động trước khi bùng dịch.

Trước nhu cầu rất lớn về lao động, Sở LĐTBXH cho biết, sẽ tiếp tục chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang và phối hợp với các huyện, thành phố tổng hợp nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, mặt khác phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành trong cả nước tổ chức các phiên giao dịch việc làm online để kết nối việc làm cho doanh nghiệp với người lao động.

Hiện nay, tại các KCN ở tỉnh Bắc Giang đang có nhu cầu tuyển mới khoảng 37.000 lao động, tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp lớn ở KCN Quang Châu, Vân Trung,… doanh nghiệp cần nhiều thì khoảng 20.000 lao động, ít thì trên dưới 100 lao động.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.