Thứ Năm, 2/1/2025 7:40 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn phấn đấu trở thành trung tâm chế biến gỗ, dược liệu

Thứ Ba 28/11/2023 , 11:55 (GMT+7)

Bắc Kạn xác định chế biến nông, lâm sản là cực tăng trưởng mới, phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất, chế biến gỗ và dược liệu của vùng.

Sau hơn 25 năm tái lập tỉnh, từ năm 1997 đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ vượt qua khó khăn thử thách, bước đầu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong tất cả các lĩnh vực.

Tuy nhiên, phát triển kinh tế của Bắc Kạn vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, tỉnh vẫn nằm trong “vùng trũng” phát triển của khu vực và cả nước.

Khu công nghiệp Thanh Bình (huyện Chợ Mới) có nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ, nông sản đang hoạt động. Ảnh: NT. 

Khu công nghiệp Thanh Bình (huyện Chợ Mới) có nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ, nông sản đang hoạt động. Ảnh: NT. 

Trong bối cảnh đó, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung xây dựng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoạch định chiến lược theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương có sự liên kết với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Ngày 3/11/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ từ năm 2021 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là quy hoạch có ý nghĩa chiến lược, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, mở ra triển vọng hợp tác và cơ hội đầu tư của Bắc Kạn với các đối tác trong nước và quốc tế.

Tỉnh Bắc Kạn xác định mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển trung bình khá của vùng với hệ thống không gian phát triển hài hòa, hợp lý giữa đô thị và nông thôn, giữa khu vực phát triển kinh tế với các khu vực bảo tồn sinh thái, văn hóa.

Công nghiệp chế biến nông sản tại tỉnh Bắc Kạn đang phát triển khá nhanh. Ảnh: Ngọc Tú. 

Công nghiệp chế biến nông sản tại tỉnh Bắc Kạn đang phát triển khá nhanh. Ảnh: Ngọc Tú. 

Quy hoạch tỉnh lần này đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm, 6 đột phát phát triển, 3 hàng lang kinh tế và 5 vùng kinh tế xã hội. Trong đó hình thành các trục động lực phát triển với hàng lang kinh tế Hà Nội – Thái Nguyên - Bắc Kạn – Cao Bằng và hàng lang kinh tế Tuyên Quang - Bắc Kạn - Lạng Sơn.

Đây sẽ là những yếu tố đột phá quan trọng, tạo tiền đề, định hướng cho tỉnh Bắc Kạn phát triển nhanh trong thời gian tới.

Một trong 6 đột phá được xác định trong quy hoạch tỉnh đó là thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Đây được coi là một trong những đột phá quan trọng của quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vừa qua.

Lợi thế của Bắc Kạn là diện tích đất lâm nghiệp có hơn 413 nghìn ha, chiếm 85% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng hơn 372 nghìn ha, rừng tự nhiên khoảng 272 nghìn ha và rừng trồng hơn 100 nghìn ha, sản lượng gỗ khai thác đạt hơn 305 nghìn m3.

Trồng và chế biến sản phẩm dược liệu dự báo sẽ trở thành lĩnh vực thu hút nhiều doanh nghiệp đến Bắc Kạn đầu tư. Ảnh: NT. 

Trồng và chế biến sản phẩm dược liệu dự báo sẽ trở thành lĩnh vực thu hút nhiều doanh nghiệp đến Bắc Kạn đầu tư. Ảnh: NT. 

Ở lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Bắc Kạn cũng đã và đang đổi mới mạnh mẽ tư duy, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng kinh tế nông nghiệp với việc hình thành, phát triển các chuỗi giá trị và thúc đẩy hợp tác, liên kết nội tỉnh, nội vùng, giữa các vùng, quốc gia và quốc tế.

Tỉnh Bắc Kạn tập trung phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế theo các nhóm sản phẩm chủ lực, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo nhu cầu của thị trường, cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh, quy hoạch tỉnh Bắc Kạn cũng xác định rõ mục tiêu “xây dựng Bắc Kạn trở thành trung tâm sản xuất, chế biến gỗ và dược liệu của của vùng trung du miền núi Bắc Bộ”.

Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Bắc Kạn sẽ đẩy mạnh hiện đại hóa trong phát triển kinh tế rừng với 3 trọng tâm gồm phát triển thị trường tín chỉ carbon, phát triển điện sinh khối, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, dược phẩm, dược liệu, gỗ và sản phẩm khác.

Bắc Kạn phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực vào năm 2030. Ảnh: Ngọc Tú. 

Bắc Kạn phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực vào năm 2030. Ảnh: Ngọc Tú. 

Xây dựng lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật hiện đại, có hiệu quả cao, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế rừng sản xuất, xây dựng các tuyến đường lâm nghiệp và chú trọng trồng cây lâm nghiệp có thế mạnh.

Bắc Kạn cũng xây dựng cơ chế, chính sách phát triển, trồng cây dược liệu dưới tán rừng và sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ, chú trọng phát triển dịch vụ môi trường rừng.

Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đang mở rộng Khu công nghiệp Thanh Bình (huyện Chợ Mới), xây dựng xong Cụm công nghiệp Huyền Tụng (TP Bắc Kạn), tiếp tục xây dựng các cụm công nghiệp ở Ba Bể, Chợ Đồn, Na Rì, Ngân Sơn... Tất cả những khu, cụm công nghiệp này sẽ ưu tiên thu hút những doanh nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm sản nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.