| Hotline: 0983.970.780

Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn

Chủ Nhật 26/11/2023 , 18:00 (GMT+7)

BẮC KẠN Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức diễn đàn xúc tiến tiêu thụ và kết nối giao thương các sản phẩm OCOP.

Tại Diễn đàn xúc tiến tiêu thụ và kết nối giao thương các sản phẩm OCOP do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Bắc Kạn tổ chức ngày 24/11, Sở NN-PTNT Bắc Kạn cho biết đến nay, tỉnh có 184 sản phẩm OCOP được phân hạng sao, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 18 sản phẩm 4 sao, 165 sản phẩm 3 sao của 110 chủ thể, gồm 73 hợp tác xã, 5 doanh nghiệp, 22 hộ kinh doanh và 10 tổ hợp tác.

Ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ các HTX nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. Ảnh: Ngọc Tú. 

Ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ các HTX nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. Ảnh: Ngọc Tú. 

Tỉnh Bắc Kạn cũng có hơn 90 lượt sản phẩm, bộ sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, trong đó có 2 sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia.

Phần lớn sản phẩm OCOP đã có chỗ đứng trên thị trường, riêng miến dong của HTX Tài Hoan (huyện Na Rì) đã được xuất khẩu sang Cộng hòa Séc, rượu me lá Thanh Tâm (huyện Chợ Đồn) xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Hiện nay, vùng nguyên liệu chế biến sản phẩm OCOP của Bắc Kạn khá phong phú, trong đó cây dong riềng được trồng tập trung chủ yếu tại các huyện Na Rì, Ba Bể, năm 2023 diện tích đạt 391ha, sản lượng ước đạt gần 30.000 tấn.

Cây dong riềng là nguyên liệu chế biến miến dong. Hiện nay, miến dong là sản phẩm nông sản đặc trưng, chủ lực của tỉnh Bắc Kạn, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Toàn tỉnh hiện có 8 sản phẩm OCOP 4 sao trở lê, 1 sản phẩm OCOP 5 sao và 8 sản phẩm 3 sao.

Bắc Kạn là một trong những tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP tương đối nhiều so với các tỉnh trong khu vực Trung du miền núi phía Bắc. Ảnh: Ngọc Tú. 

Bắc Kạn là một trong những tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP tương đối nhiều so với các tỉnh trong khu vực Trung du miền núi phía Bắc. Ảnh: Ngọc Tú. 

Năm 2023, tỉnh Bắc Kạn trồng gần 136ha nghệ, năng suất 241tạ/ha, sản lượng gần 3.300 tấn. Cây bí xanh thơm trồng được 303ha, cây chè hơn 1.700ha, gạo Bao Thai 6.805ha... Đây là những nguyên liệu phục vụ phát triển các sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh Bắc Kạn.

Tuy nhiên, các sản phẩm OCOP  tỉnh Bắc Kạn vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, chưa vươn ra được thị trường lớn, sản phẩm bán tại các siêu thị còn ít, chủ yếu vẫn bán thông qua các tư thương. Do vậy, việc đẩy mạnh kết nối, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP là cần thiết.

Ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh ngày càng được mở rộng, phát triển, nhưng việc xúc tiến thương mại vẫn còn hạn chế.

Tại Diễn đàn xúc tiến tiêu thụ và kết nối giao thương các sản phẩm OCOP, nhiều đại biểu cũng đã đã tập trung trao đổi, làm rõ những mặt hạn chế trong công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP như: Sản phẩm OCOP chế biến sâu chưa nhiều, thiếu nhãn hiệu, mẫu mã bao bì chưa bắt mắt, chưa có biện pháp bảo quản sau thu hoạch, chưa hình thành tổ chức liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ...

Theo Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn, tỉnh đặc mục tiêu đến năm 2025 sẽ có trên 200 sản phẩm OCOP, trong đó có ít nhất 2 sản phẩm đạt 5 sao. Giải pháp chủ chốt là phát triển các sản phẩm theo chiều sâu thông qua hỗ trợ các chủ thể để nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm, đổi mới, cải thiện quy trình công nghệ.

Công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP đã được Bắc Kạn dành nhiều chính sách chú trọng triển khai. Ảnh: Ngọc Tú.

Công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP đã được Bắc Kạn dành nhiều chính sách chú trọng triển khai. Ảnh: Ngọc Tú.

Trong khi đó, Sở Công thương Bắc Kạn cho rằng, để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP, cần hỗ trợ, tạo điều kiện tham gia xúc tiến thương mại, phối hợp, đồng hành của các chủ thể; cần tổ chức lại sản xuất, cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh của các hợp tác xã.

Nhiều hợp tác xã có sản phẩm OCOP dự Diễn đàn cũng cho rằng, địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng trồng, cấp chỉ dẫn địa lý, chứng nhận hữu cơ, mã số vùng trồng. Tỉnh cần hỗ trợ, tạo điều kiện đề các HTX kết nối với các đối tác lớn, có chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ.

Dịp này, một số doanh nghiệp và hợp tác xã đã ký kết hợp đồng, biên bản ghi nhớ về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.