| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Chuyển đổi cơ cấu giống thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ Năm 23/01/2020 , 08:51 (GMT+7)

Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn càng gay gắt, khó dự đoán, tỉnh Bạc Liêu đã lên kế hoạch chuyển đổi cơ cấu giống lúa thích ứng điều điều kiện biến đổi khí hậu.  

Giám đốc Sở NN-PNTN tỉnh Bạc Liêu - Lưu Hoàng Ly cho rằng phải thích ứng ngay, trước khi quá muộn. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngày càng rõ nét, nước biển dâng, độ mặn cao, xâm nhập sớm và sâu vào nội địa; mưa nắng bất thường, có lúc mưa nhiều tập trung gây ngập úng, có lúc nắng hạn kéo dài, thiếu nước ngọt để sản xuất; nhiệt độ tăng cao làm cho dịch bệnh trên cây trồng diễn biến bất thường và phức tạp.

Bạc Liêu là tỉnh ven biển, cuối nguồn nước ngọt nên nguy cơ ảnh hưởng bởi các yếu tố biến đổi khí hậu nói trên là rất lớn, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình biến đổi khí hậu như trên, việc sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, theo ông Ly, cần tập trung một số vấn đề như sau:

- Tái cơ cấu về số lượng: Từ cánh đồng sản xuất nhiều giống lúa đến nay còn ít giống từ việc thông qua cánh đồng nguyên liệu liên kết bao tiêu sản phẩm.

- Tái cơ cấu về chất lượng theo hai hướng

Thứ nhất: Thích ứng với biến đổi khí hậu có giống lúa chịu mặn 4 - 5‰ (có giống lúa BLR 103; BLR 105 do Tung tâm Giống nông nghiệp Bạc Liêu lai tạo ra); chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường như giống BLR 413 (do Trung tâm Giống nông nghiệp Bạc Liêu lai tạo ra). Đồng thời sử dụng giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày, chịu được mặn, hạn, ngập úng (Đài Thơm 8, OM5451, OM4900, OM2517, OM18, ST 24, ST 25).

Bạc Liêu chủ động chuyển đổi cơ cấu giống thích ứng với biến đổi khí hậu.

Riêng đối với giống lúa  ST 24, ST 25, sẽ triển khai thí điểm vụ Hè Thu 2020: 60ha; thực hiện trên vụ lúa trên đất nuôi tôm 2020: 3.500ha (trong đó, giống lúa ST25: 1.050 ha, ST24: 2.450ha); triển khai trên địa bàn huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và thị xã Giá Rai. 

Mô hình hiệu quả, nhờ áp dụng một số biện pháp kỹ thuật giúp cây lúa chịu đựng được điều kiện bất lợi của biến đổi khí hậu (sử dụng các sản phẩm như: Comcat 150WP, Super humic, Kali humate, Hydrophos hoặc phân có chứa hàm lượng Canxi, Silic cao, kết hợp với bón vôi để làm giảm phèn, mặn trên ruộng lúa, tăng khả năng chống chịu phèn mặn cho cây lúa).

Thứ hai: Tái cơ cấu chủng loại giống lúa theo mục tiêu: Chọn, giống ngắn ngày; thích ứng với từng tiểu vùng; dễ canh tác, ít nhiễm sau bệnh; được thị trường ưa chuộng.

Vụ lúa Đông Xuân 2018 - 2019, toàn tỉnh xuống giống 48.327 ha, thu hoạch 48.327 ha, năng suất bình quân 7,45 tấn/ha, sản lượng đạt 360.099 tấn, đạt 104,26% KH và tăng 0,97% CK. Kết quả điều tra cơ cấu giống: Nhóm giống lúa chất lượng cao 47.078 ha (chiếm 97,42% diện tích), trong đó giống lúa thơm (Nàng Hoa 9, Đài Thơm 8, RVT) 37.722 ha (chiếm 78,06% diện tích) và giống lúa thơm nhẹ và không thơm (OM4900, OM5451, OM6976, OM2517) 9.356 ha (chiếm 19,36% diện tích); giống lúa có chất lượng trung bình, thấp (IR 50404) và giống khác 1.249 ha (chiếm 2,58% diện tích).

Do hạn hán, xâm nhập mặn, vụ lúa Đông Xuân tỉnh Bạc Liêu chỉ xuống giống 42.829 ha, giảm 5.400 ha so với kế hoạch.

Vụ lúa Đông Xuân 2019-2020: Theo kế hoạch diện tích xuống giống là 48.229 ha, theo dự báo do ảnh hưởng của hạn hán xâm nhập mặn mùa khô 2019-2020, nên vụ lúa Đông Xuân dự kiến sẽ giảm còn 42.829 ha (giảm 5.400 ha so kế hoạch đầu năm ở các nơi có nguy cơ thiếu nước ngọt tập trung ở phía Tây trục kênh Vĩnh Phong và diện tích ven theo các cống thuộc Tiểu vùng giữ ngọt (phần diện tích khoảng 500 mét dọc theo các cống Quốc lộ 1A và dọc theo các cống phân ranh mặn, ngọt).

Tuy nhiên, đến nay diện tích bà con nông dân đã xuống giống trên 43.000 ha. Hiện Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu đang tập trung triển khai quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn có hiệu quả để bao vệ sản xuất vụ lúa Đông Xuân cho người dân, cụ thể:

Phối hợp và hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện kịch bản 2 trên từng địa bàn. Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn cho người dân; tuyên truyền vận động người dân không xuống giống ở những nơi có nguy cơ thiếu nước ngọt.

Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp với tỉnh Sóc Trăng đã mở 03 cống của Sóc Trăng (Cống Đá 5 mét, Nàng Rền 15 mét, Năm Kiệu 5 mét) và mở 03 cống ở Bạc Liêu (Tư Tảo 5 mét, Sáu Hỷ 5 mét, Ninh Quới 15 mét) để tiêp nước ngọt về Tiểu vùng ngot của tỉnh Bạc Liêu; thành lập Tổ quan trắc diễn biến nguồn nước trên địa bàn tỉnh, cử các cán bộ tham gia vận hành thử nghiệm cống Âu thuyền Ninh Quới để chuẩn bị cho việc tiếp nhận bàn giao cho tỉnh quản lý.

Tình hình hạn hạn tại ĐBSCL năm nay được dự đoán sẽ rất gay gắt.

Sở NN-PTNT Bạc Liêu đã trao đổi với Sở NN-PTNT Cà Mau về việc vận hành các cống của Cà Mau đồng bộ với Bạc Liêu, Sóc Trăng để điều tiết nước liên khu vực Quản lộ Phụng Hiệp để phục vụ sản xuất, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Sau khi thu hoạch xong trà lúa Thu Đông vệ sinh đồng ruộng và xuống giống nhanh vụ lúa Đông Xuân để rút ngắn thời vụ.

Chọn bộ giống sản xuất ngắn ngày, chịu được hạn mặn (Đài Thơm 8, OM5451, OM4900, OM2517, OM18, ST 24, ST 25…).

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chủ động trong công tác phòng chống hạn hán xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020, chia sẽ nguồn nước và áp dụng kỹ thuật tưới nước ngập khô xen kẽ; ứng dụng các chế phẩm sinh học giúp cây lúa chống chịu được điều kiện hạn mặn; phòng trừ tốt các đối tượng dịch hại giúp lúa phát triển tốt, nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.

Nhiều khả năng, nông dân sẽ thiếu nước ngọt sinh hoạt

Trong đầu tháng 2/2020 (khoảng 15 ngày trước khi thu hoạch dứt điểm vụ lúa trên đất tôm) bắt đầu lấy nước măn ở các cống lớn (Giá Rai, Hộ Phòng), phục vụ cho nuôi trồng thủy sản khu vực chuyển đổi sản xuất phía Bắc Quốc lộ 1A.

Nếu diễn biến nguồn nước ngọt không thuận lợi, dự kiến sẽ đắp đập khoảng cuối tháng 02 để tổ chức bơm chuyền cho lúa Đông Xuân (trong đó, thị xã Giá Rai sẽ đắp trước các huyện khác khoảng 15 ngày để lấy nước ngọt trước).

Điều chỉnh lịch vận hành cống đầu mối (khi cần thiết) để xử lý các tình huống xấu nhất về nguồn nước.

Chủ động phối hợp với tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau trong công tác đo đạc, quan trắc, thông tin tình hình xâm nhập mặn và vận hành hệ thống cống phù hợp phục vụ sản xuất. Đồng thời, phối hợp với Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 vận hành tạm thời cống âu thuyền Ninh Quới khi nước mặn có khuynh hướng xâm nhập qua Ngã Năm - Sóc Trăng..

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm