| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Sâu bệnh hoành hành lúa hè thu

Thứ Bảy 11/07/2020 , 09:57 (GMT+7)

Vụ hè thu 2020, nhiều diện tích lúa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã xuất hiện sâu bệnh.

Đến nay toàn tỉnh đã xuống giống được hơn 57/58 ngàn ha. Thời gian xuống giống lúa hè thu chính vụ kéo dài từ 10/5 đến hết tháng 7/2020, chia làm 2 đợt.

Các giống chủ yếu OM 5451, OM 4900, OM 6976, OM 18, Nàng Hoa 8, Đài Thơm 8, Lộc Trời 1… Năm nay, giống lúa ST 24, ST 25 được nhiều bà con nông dân các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân lựa chọn.

Tuy nhiên, nông dân trên địa bàn tỉnh lo lắng về tình hình dịch bệnh, sâu hại. Chỉ trong vòng một tuần từ 1- 7/7, diện tích nhiễm sâu bệnh các loại hơn 15 ngàn ha. Các đối tượng phát sinh gây hại lúa ở giai đoạn đẻ nhánh, trổ, chín.

Trong đó, bệnh đạo ôn hơn 7 ngàn ha diện tích bị nhiễm, (tỷ lệ nhiễm bệnh 10 - 20%), ở các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân và TX Giá Rai.

Trong một tuần hơn 15 ngàn ha lúa bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Ảnh: Trọng Linh.

Trong một tuần hơn 15 ngàn ha lúa bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Ảnh: Trọng Linh.

Ngoài ra, sâu cuốn lá nhỏ diện tích bị ảnh hưởng hơn 5 ngàn ha, thiệt hại nặng 100 ha, chủ yếu tập trung tại huyện Vĩnh Lợi. Mật độ phổ biến của sâu cuốn lá nhỏ từ 50-100 con/m2, nơi cao 120 - 150 con/m2.

Ngoài ra, rầy nâu đã ảnh hưởng đến 857 ha, mật độ phổ biến 750 - 2.500 con/m2, chủ yếu tập trung tại huyện Hồng Dân. Bên cạnh đó, các bệnh đạo ôn cổ bông  lem lép hạt và chuột cắn phá.

Ông Trần Văn Na, ấp Trung Hưng I, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi cho biết: Sau khi thu hoạch vụ lúa đông xuân xong tranh thủ rửa phèn, cải tạo đất xuống giống theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp huyện. Tuy nhiên, nhiều diện tích lúa bị rầy nâu, sâu cuốn lá  và bệnh đạo ôn tấn công.

Ông Trần Văn Na, ngụ ấp Trung Hưng I, xã Vĩnh Hưng A, (huyện Vĩnh Lợi) chuẩn bị phun thuốc BVTV. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Trần Văn Na, ngụ ấp Trung Hưng I, xã Vĩnh Hưng A, (huyện Vĩnh Lợi) chuẩn bị phun thuốc BVTV. Ảnh: Trọng Linh.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Lợi: Vụ hè thu năm nay, toàn huyện xuống giống hơn 16 ngàn ha, hiện nay có 7 ngàn ha lúa bị sâu hại và nhiễm bệnh. Để giúp nông dân bảo vệ lúa, Phòng NN-PTNT huyện đã cử cán bộ trực tiếp xuống đồng cùng với nông dân để phòng trị bệnh cho lúa.

Tại huyện Phước Long, trà lúa hè thu đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, một số ít diện tích xuống giống sớm đang trổ nhưng đã xuất hiện sâu bệnh.

Ông Phan Văn Điện, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Phước Long, cho biết: Sâu bệnh xuất hiện nhiều như đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, rầy nâu, chuột đồng gây hại. Trong đó, đạo ôn lá đang phát triển mạnh ở các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.

Nông dân tỉnh Bạc Liêu Chủ động ứng phó dịch bệnh. Ảnh: Trọng Linh.

Nông dân tỉnh Bạc Liêu Chủ động ứng phó dịch bệnh. Ảnh: Trọng Linh.

Dự báo, trong tuần tới bệnh đạo ôn tiếp tục xuất hiện nhiều giai đoạn lúa đẻ nhánh. Đặc biệt, ở những ruộng sạ dày và bón thừa phân đạm. Ngoài ra, sâu cuốn lá sẽ nở lứa mới, rầy nâu, chuột đồng vẫn tiếp tục xuất hiện gây hại lúa non.

Cánh đồng gần 40ha vừa gieo sạ chưa bao lâu ở xã Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long) cũng bị sâu cuốn lá tấn công trên diện rộng. Mặc dù bà con đã tốn nhiều chi phí phun nhưng sâu, bệnh vẫn hoành hành.

Ông Trần Văn Chinh (xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long) lo lắng: Vụ nào cũng vậy, khi lúa bước vào giai đoạn khoảng hơn 20 ngày sau khi gieo sạ là xuất hiện một đợt sâu, bệnh gây hại nên mọi người đã chủ động phòng ngừa sớm. Nhưng năm nay, dù đã phun xịt thuốc vài lần rồi mà lúa vẫn bị sâu, bệnh tấn công khiến tôi và nhiều bà con đứng ngồi không yên.

Trà lúa hè thu sớm của huyện Phước Long hơn 13 ngàn ha. Chủ yếu các giống OM 18, Đài Thơm 8, ST 24, OM 5451, RVT.

Kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn nông dân cách phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Ảnh: Trọng Linh.

Kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn nông dân cách phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Ảnh: Trọng Linh.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bạc Liêu: Từ ngày 8 - 15/7 tình hình dịch bệnh có nguy cơ tiếp tục phát triển. Trong đó, các đối tượng gây hại như: Lem lép hạt, vàng lá chín sớm, đạo ôn lá, sâu cuốn lá, cháy bìa lá tiếp tục phát sinh gây hại.

Ông Trần Văn Na, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: Chi cục đã đề nghị Phòng NN-PTNT, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp tăng cường thăm đồng hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình nước tưới, ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Khuyến cáo bà con nông dân, khi bón phân cần sử dụng bảng so màu lá lúa. Tuyệt đối không được sử dụng phân bón lá khi cây đang bệnh.

Ông Phạm Thanh Hải, PGĐ Sở NN-PTNT Bạc Liêu: Để bảo đảm vụ lúa hè thu 2020 thắng lợi, ngành nông nghiệp các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn cho bà con nông dân về kỹ thuật canh tác, các biện pháp phòng, trị các loài dịch hại.

Từ nay đến giữa vụ cần chú ý đến rầy nâu, nhất là cuối vụ mưa nhiều bệnh đạo ôn phát triển. Ngoài việc giữ nước ở mức vừa phải, cần quan sát thiên địch, nếu mật độ thiên địch nhiều thì không cần phun thuốc. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng.

Giá cả thị trường Bạc Liêu ngày 11/7: lúa OM18 giá 5.700 – 5.900 đồng/kg; RVT 6.500 – 7.000 đồng/kg; Đài thơm 8 giá 5.800 – 6.000 đồng/kg; OM 5451 giá 5.600 – 5.700 đồng/kg; ST24 giá 7.000 - 7.200 đồng/kg.

Sâu cuốn lá có nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Ảnh: Trọng Linh.

Sâu cuốn lá có nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Ảnh: Trọng Linh.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.